Đường lối phát triển kinh tế trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội được xác định là: Phát triển nền kinh tế nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Kinh tế nhà nước bao gồm các DNNN, NHNN, các quỹ dự trữ quốc gia, các quỹ bảo hiểm nhà nước và các tài sản thuộc sở hữu nhà nước. Tuy nhiên, vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước không phải là kinh tế nhà nước chiếm tỉ trọng lớn trong nền kinh tế quốc dân, mà là kinh tế nhà nước nắm lấy những lĩnh vực then chốt, quan trọng của nền kinh tế quốc dân, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng, điều tiết nền kinh tế, tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy các thành phần
kinh tế khác cùng phát triển. Mặt khác các thành phần kinh tế đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.
Trong thực tế, phần lớn các doanh nghiệp trong thành phần kinh tế tư nhân là DNNVV, trong khi đa số các doanh nghiệp lớn lại là doanh nghiệp nhà nước (DNNN), nắm giữ lượng tài sản lớn và có ưu thế trong việc tiếp cận các nguồn lực, trong đó có nguồn vốn tín dụng. Bởi vậy, nếu các chính sách đưa ra không thực sự tạo được sân chơi bình đẳng cho các thành phần kinh tế thì các DNNVV gặp khó khăn hơn rất nhiều so với DNNN khi tiếp cận với nguồn vốn tín dụng nói chung và tín dụng xuất khẩu nói riêng.
Trong lý thuyết kinh tế vĩ mô, đã đề cập đến hiệu ứng lấn át, là hiệu ứng nhà nước hoạt động kinh tế quá nhiều nên lấn át cơ hội sử dụng nguồn lực của tư nhân vì tổng nguồn lực của nền kinh tế là hữu hạn. Khi phân bổ nguồn lực khan hiếm, các DNNN luôn giành được sự ưu tiên vì tính chất then chốt trong các lĩnh vực hoạt động của mình. Hệ thống NHTM cũng là một kênh phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế. Vì vậy, nguồn vốn tín dụng ưu tiên dành cho các các DNNN thay vì các DNNVV là tất yếu. DNNN không những có nguồn tài sản lớn, có thể đáp ứng yêu cầu về tài sản đảm bảo của NHTM, mà còn có lợi thế nhờ sự bảo đảm, bảo lãnh ngầm của nhà nước.
Một khi hiệu ứng lấn át xảy ra, vấn đề đặt ra là hiệu quả hoạt động kinh tế nhà nước. Nếu khu vực kinh tế nhà nước nói chung và DNNN nói riêng sử dụng nguồn lực một cách tiết kiệm, hiệu quả, làm gia tăng đáng kể năng lực sản xuất cho nền kinh tế, tạo ra “ngoại ứng tích cực”, thì sự chấp nhận thiệt thòi của kinh tế tư nhân, trong đó có DNNVV hiện tại sẽ được bù đắp bằng các cơ hội phát triển trong dài hạn. Tuy nhiên, nếu như khu vực kinh tế nhà nuớc lại sử dụng nguồn lực lãng phí, kém hiệu quả, nguy cơ xảy ra là kinh tế nhà nuớc, trong dó có các DNNN ngày càng dựa dẫm và luôn tìm cách giành lấy vào các nguồn lực ưu đãi, bao gồm cả nguồn vốn tín dụng.
kinh tế sẽ có những ảnh hưởng cả trước mắt cũng như lâu dài đến việc DNNVV tiếp cận được với tín dụng NHTM và tín dụng xuất khẩu.