còn hạn chế
Tín dụng xuất khẩu là nghiệp vụ tương đối phức tạp, liên quan đến luật pháp và thương mại quốc tế. Qua kinh nghiệm làm việc trong ngành ngân hàng, tác giả xin đề cập một số vấn đề nghiệp vụ ảnh hưởng không nhỏ đến việc cấp tín dụng xuất khẩu của NH Đại Dương cho DNNVV nhưng chưa được nhắc đến trong các tài liệu về tín dụng xuất khẩu.
Xác định hạn mức tín dụng:
Trong việc thẩm định tín dụng, NH Đại Dương thường yêu cầu DNNVV cung cấp hợp đồng ngoại thương. Nếu phương thức thanh toán là phương thức tín dụng chứng tư (L/C) thì NH Đại Dương xem xét thêm L/C và ưu tiên giải ngân hơn cho DNNVV vì đây là phương thức thanh tóan quốc tế hiện đại và an toàn nhất cho nhà xuất khẩu. Hạn mức tín dụng được cấp thường căn cứu dựa trên giá trị hợp đồng ngoại thương hoặc L/C, kết hợp với xem xét giá trị tài sản đảm bảo. Trong trường hợp cấp tín dụng không có tài sản đảm bảo, NHĐại Dương sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào giá trị hợp đồng ngoại thương (hoặc L/C) với hạn mức tín dụng tối đa là 85% giá trị này.
Theo quan điểm của người viết, nhằm mở rộng tín dụng xuất khẩu cho DNNVV, việc tăng tỷ trọng cho vay không có tài sản đảm bảo là cần thiết. Tuy nhiên, trong hoạt động ngoại thương, đặc điểm là chứng từ, hợp đồng giữa người bán và người mua có thể có nhiều bản khác nhau, do ý đồ của người nhập khẩu và xuất khẩu. Cơ quan thuế vụ ở hai nước ít khi đối chiếu hợp đồng ngoại thương với nhua. Nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu hoàn toàn có thể lập một hợp đồng mua bán chính thức, để người nhập khẩu kê khai ở nước sở tại, trong khi lập một hợp đồng với giá trị lớn hơn để nhà xuất khẩu vay ngân hàng. Ngay cả với L/C, người nhập khẩu hoàn toàn có thể mở L/C với giá trị được đẩy lên, và người bán sẽ hoàn lại thông qua việc chuển phần tiền chênh lệch bằng tài khoản cá nhân của chủ doanh nghiệp hoặc chiết khấu vào lần
bán hàng sau. Điều mà ngân hàng cần xác định chính xác khi ra quyết định tín dụng là chi phí thực tế hợp lý mà doanh nghiệp cần bỏ ra khi tiếp nhận đơn hàng xuất khảu, chứ không phải là giá trị doanh thu (thể hiện qua gía trị hợp đồng, L/C). Dù NH Đại Dương chỉ cho vay 85% hay một tỷ lệ thấp hơn căn cứ trên hợp đồng xuất khẩu, thì rất có thể hạn mức cho vay ấy đã lớn hơn tổng chi phí hợp lý của doanh nghiệp. Điều đó dẫn đến nguy cơ xảy ra “rủi ro đạo đức” với NHĐại Dương.
Xác định việc hoàn tất nghĩa vụ hợp đồng doanh nghiệp xuất khẩu
Đối với tín dụng xuất khẩu sau khi giao hàng (chiết khấu và bao thanh toán), việc xác định doanh nghiệp xuất khẩu đã hoàn tất nghĩa vụ giao hàng là rất quan trọng. Thực hiện chiết khấu, bao thanh toán khi khách hàng chưa giao hàng sẽ gây nên rủi ro rất lớn cho NHĐại Dương.
Căn cứ để xác định việc hoàn tất nghĩa vụ giao hàng của nhà xuất khảu bao gồm hai chứng từ chính là tờ khai hải quan, thể hiện việc hàng hóa đã thông quan và vận đơn đường biển, là chứng từ xác nhận của hãng vận tải. Tuy nhiên, ở Việt Nam, các chứng từ trên nhiều khi không thể hiện đúng bản chất giao hàng.
Tờ khai hải quan thực chất chỉ thể hiện việc đã khai báo đối với hàng hóa xuất khẩu. Khi hàng hóa được tập kết ra bãi chờ lên tàu, nhân viên hải quan mới ký xác nhận và đóng dấu thông quan. Tuy nhiên, khi thực hiện nghiệp vụ chiết khấu chứng từ, các NH Đại Dương chưa chú ý kiểm tra tờ khai đã đóng dấu thông quan. Nhiều trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu đã khai quan nhưng vì nhiều lý do chưa xuất hàng ngay hoặc không xuất hàng. Tờ khai hải quan không cần hủy ngay, mà có thể báo hủy sau một vài tháng. Doanh nghiệp vẫn có thể nộp hồ sơ xin đề nghị chiết khấu. Đây là yếu tố cần lưu ý trong quy trình nghiệp vụ chiết khấu.
Vận đơn dường biển là chứng từ quan trọng nhất trong bộ chứng từ xuất khẩu, được NH Đại Dương xem xét kỹ lưỡng khi thực hiện chiết khấu hoặc bao thanh toán. Việc kiểm tra nội dung thể hiện trên bề mặt vận đơn không gặp vấn đề gì vì tuân theo quy chuẩn của “Quy tắc thực hành tín dụng chứng từ” (UCP). Tuy nhiên, ngoài vận đơn của hãng tàu, NH Đại Dương lại chấp nhận cả vận đơn thứ cấp của các công ty giao nhận. Đây là những công ty nhận hàng của nhà xuất khẩu,
sau đỏ liên hệ với hãng vận tải để giao hàng. Vận đơn của công ty giao nhận tuy về hình thức không khác biệt gì vận đơn của hãng tàu, nhưng trong trường hợp giao hàng muộn so với hợp đồng ngoại thương, theo yêu cầu của doanh nghiệp xuất khẩu, công ty giao nhận sẵn sàng viết sai ngày giao hàng. Nhiều trường hợp chưa giao hàng, cũng chưa hét hạn L/C nhưng doanh nghiệp vẫn lấy vận đơn sớm để nhanh được thanh toán. Ngoài ra, các công ty giao nhận có thể có chính sách tín dụng dành cho khách hàng, nhưng vẫn ghi lên vận đơn là cước vận chuyển đã trả (freight prepaid). Để phủ hợp với điều kiện giao hàng CIF. Tóm lại, vận đơn thứ cấp của công ty giao nhận có khả năng làm sai lệch bản chất giao hàng, vi phạm các điều khoản của hợp đồng ngoại thương cũng như L/C và không nên được chấp nhận trong bộ chứng từ thanh toán.