Trung bình suốt năm năm vừa qua lạm phát của VN ở mức hai con số, so với cuối năm 2010 thì chỉ số giá tiêu dùng tháng 7-2011 tăng 14,61% và tăng 22,16% nếu so với cùng kỳ năm trước. Lãi suất cho vay lại phải cao hơn lạm phát, theo nguyên tắc lãi suất huy động thực dương được chấp nhận nhằm bảo đảm cho người gửi tiền có lãi.
Việc thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát càng khiến cho các DNNVV khó tiếp cận hơn với nguồn vốn tín dụng. Tốc độ tăng trưởng tín dụng đang từ 50%/năm và 38%/năm của những năm trước nay giảm xuống duới 20% càng khiến khiến nguồn vốn ít hơn, lãi suất cao hơn, gây khó khăn cho cả khả năng tiếp cận và sử dụng vốn của doanh nghiệp. Do phải hạn chế tăng truởng tín dụng, NHTM không mặn mà và cũng không đảm bảo còn hạn mức để cho vay, thậm chí doanh nghiệp chấp nhận chi phí lãi vay cao cũng không được giải ngân.
DNNVV vốn không mạnh về nguồn lực tài chính lại càng dễ bị NHTM từ chối vì không phải đối tượng ưu tiên của NHTM. Nếu thắt chặt tiền tệ hơn nữa, chi phí vốn vay sẽ đẩy chi phí doanh nghiệp lên, giá cả hàng hóa tăng cao và nguy cơ lạm phát vẫn không được giải quyết.
Lãi suất cho vay vẫn là vấn đề bức xúc khiến hệ thống Ngân hàng ta phải tập trung giải quyết. Mặc dù đã tổ chức được nhiều cuộc thảo luận xoay quanh vấn đề này song cho đến nay lãi suất cho vay của hệ thóng Ngân hàng nước ta vẫn còn cao so với chi phí lạm phát và lãi suất trên thị trường khu vực. Trong điều kiện tỷ giá ổn định nhiều doanh nghiệp đã chấp nhận nợ quá hạn ngoại tệ để sử dụng ngoại tệ ngoài sự kiểm soát của Ngân hàng. Ngoại tệ thông qua NHTM đã biến thành nội tệ. Doanh nghiệp kiểm soát của Ngân hàng. Ngoại tệ NHTM đã biến thành nội tệ. Doanh nghiệp lợi dụng điều này để kinh doanh trên lưng Ngân hàng với hình thức tinh vi như cho doanh nghiệp khác vay thậm chí là cho chính Ngân hàng vay lại một nội tệ với lãi suất cao để hưởng chênh lệch. Tất cả điều này đều tạo ra rủi ro tiền mặt cho nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng, kết quả là ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng.