Tình hình hoạt động tín dụng xuất khẩu đối với DNNVV tại Ngân hàng TMCP

Một phần của tài liệu Mở rộng tín dụng xuất khẩu cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Đại Dương (Trang 44)

TMCP Đại Dương(Oceanbank)

Nhằm phân tích rõ thực trạng tín dụng xuất khẩu của NHTM cho DNNVV, đặc biệt là từng loại hình tín dụng xuất khẩu, tác giả xin đi sâu phân tích tình hình cấp tín dụng dành cho DNNVV xuất khẩu tại Ngân hàng TMCP Đại Dương – Oceanbank. Trong khối các ngân hàng thương mại cổ phần hiện nay, có thể nói Oceanbank được biết đến là một trong những ngân hàng hàng đầu với thế mạnh về tài trợ thương mại cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xuất khẩu - Ngân hàng TMCP Đại Dương.

2.1.4.1. Số lượng DNNVV được tiếp cận với tín dụng xuất khẩu

Oceanbank thực sự nhìn nhận các DNNVV xuất khẩu là nhóm khách hàng tiềm năng. Ngân hàng chú trọng tiếp cận và mở rộng cơ sở khách hàng là các DNNVV xuất khẩu. Số lượng DNNVV được vay vốn xuất khẩu tại Oceanbank có sự tăng trưởng hàng năm.

Bảng 2.3: Số lượng doanh nghiệp được cấp tín dụng xuất khẩu tại Oceanbank: Năm Số lượng doanh nghiệp Tăng trưởng (%)

2012 504 50.25

2011 336 19.45

2010 281 23.61

2009 227 37.22

Nguồn: Phòng quản lý rủi ro, Oceanbank hội sở chính

Biểu đồ 2.1: Số lượng doanh nghiệp được cấp tín dụng xuất khẩu tại Oceanbank

Oceanbank liên tục mở rộng cơ sở khách hàng là các DNNVV trong lĩnh vực xuất khẩu. Oceanbank thu hút nhiều khách hàng doanh nghiệp mua bán ngoại tệ thông qua hoạt động tài trợ xuất khẩu. Bên cạnh việc kinh doanh ngoại tệ, ngân hàng đã khéo léo thực hiện việc tư vấn, gợi ý cho khách hàng sử dụng những giải pháp tín dụng. Oceanbank thành lập bộ phận chuyên trách tài trợ xuất khẩu, thường xuyên tiếp xúc, tìm hiểu và tư vấn cho DNNVV. Ngân hàng cũng chủ động liên hệ với các hãng giao nhận vận tải, các khu công nghiệp, khu chế xuất để có thông tin về khách hàng tiểm năng.

2.1.4.2. Dư nợ tín dụng xuất khẩu cấp cho DNNVV tại Oceanbank

Với định hướng của một ngân hàng xuất nhập khẩu, Oceanbank có sự tăng trưởng khá nhanh về dư nợ tín dụng xuất khẩu dành cho DNNVV, đặc biệt là từ năm 2006, sau khi Việt Nam gia nhập WTO.

Bảng 2.4: Dư nợ tín dụng xuất khẩu dành cho DNNVV tại Oceanbank

(Đơn vị: tỷ đồng)

Năm

Dư nợ tín dụng xuất khẩu cho

DNNVV

Tăng trưởng dư nợ tín dụng xuất khẩu cho

DNNVV (%) Tổng dư nợ tín dụng Oceanbank Tỷ trọng dư nợ tín dụng xuất khẩu trong tổng dư nợ tín dụng (%) 2012 3,673.60 130,4% 26,240 14% 2011 1,880.33 79,8% 19,187 9.80% 2010 1,745.37 95,0% 17,630 9.90%

Nguồn: Phòng quản lý rủi ro, Oceanbank hội sở chính

Oceanbank nghiên cứu và triển khai những sản phẩm tín dụng phù hợp với tình hình thị trường. Chẳng hạn trong quý 3 năm 2011, thực hiện chủ trương về hỗ trợ DNNVV sản xuất kính doanh và xuất khẩu của NHNN, Oceanbank thực hiện chương trình "Tài trợ xuất khẩu bằng VNĐ với lãi suất ưu đãi", nhằm tạo điều kiện cho DNNVV tiếp cận được nguồn vốn giá rẻ. Mức lãi suất được áp dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu là 17% một năm cho mục đích bổ sung vốn thu mua hàng hóa, nguyên vật liệu, thanh toán cho các chi phí liên quan đến sản xuất, kinh doanh chế biến hàng hóa xuất khẩu. Thời gian cho vay tối đa ba tháng. Bên cạnh đó, để tạo thêm sự lựa chọn cho các doanh nghiệp xuất khẩu, Oceanbank cũng triển khai thêm chương trình "Tài trợ xuất khẩu bằng VNĐ với lãi suất ngoại tệ". Lãi suất được áp dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu là 7% một năm cho mục đích bổ sung vốn thu mua hàng hóa, nguyên vật liệu, thanh toán cho các chi phí liên quan đến sản xuất, kinh doanh chế biến hàng hóa xuất khẩu. Thời gian cho vay tối đa 6 tháng. Lãi suất 7% một năm sẽ được cố định trong suốt thời gian vay. Vì vậy tốc độ tăng trưởng tín dụng xuất khẩu đựoc giữ ở mức cao. Tỷ trọng tín dụng xuất khẩu đối với DNNVV trong tổng dư nợ tín dụng xuất khẩu của Oceanbank khá ổn định qua các năm và có sự gia tăng trong năm 2011, một phần vì điều chỉnh tỷ giá.

Biểu đồ 2.2: Tín dụng xuất khẩu dành cho DNNVV của Oceanbank

2.1.4.3. Cơ cấu các sản phẩm tín dụng xuất khẩu được triển khai

Là ngân hàng đi tiên phong trong hoạt động tín dụng xuất khẩu với DNNVV, Oceanbank đã triển khai đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ liên quan. Tuy nhiên, cũng giống như tình trạng chung của NHTM, sản phẩm được áp dụng chủ yếu vẫn là cho vay. Chiết khấu và bảo lãnh có tỷ trọng xấp xỉ nhau, còn sản phẩm Bao thanh tóan được sử dụng rất hạn chế.

Bảng 2.5: Cơ cấu sản phẩm tín dụng xuất khẩu dành cho DNNVV tại Oceanbank Đơn vị: triệu đồng Năm 2012 2011 2010 Dư nợ tín dụng XK 2,900,000 1,258,667 700,000 Cho vay 2,581,133 1,003,187 570,967 89.00% 79.70% 81.57% Chiết khấu 161,000 115,000 64,012 5.55% 0,09% 9.14%

Bao thanh tóan 22,867 17500 10,767

0.79% 1.39% 0

Bảo lãnh 135 123 54

4,66% 9,77% 7,75%

Nguồn: Phòng quản lý rủi ro, Oceanbank hội sở chính

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu sản phẩm tín dụng xuất khẩu dành cho DNNVV tại Oceanbank

Cơ cấu tín dụng xuất khẩu của Oceanbank cũng thể hiện thực trạng chung của các NHTM ở Việt Nam, chưa có kinh nghiệm và chưa mạnh dạn triển khai những hình thức tín dụng hiện đại. Sản phẩm cho vay xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn. Loại hình cho vay đuợc khuyến khích nhất là cho vay theo L/C xuất khẩu, với giá trị khỏan vay có thể lên đến 85% tổng giá trị L/C. Hình thức chiết khấu được áp dụng với L/C xuất khẩu, tổng mức chiết khấu có thể lên đến 95 -98% giá trị đơn hàng. Bảo lãnh xuất khẩu thường có mức phí dao động từ 2,5 - 3,5% trên tổng giá trị bảo lãnh. Sản phẩm bao thanh tóan đang trong quá trình triển khai thí điểm và rút kinh nghiệm thực hiện. Nhìn chung cơ cấu tín dụng xuất khẩu vẫn ưu tiên sản phẩm truyền thống, chưa chú trọng đẩy mạnh các sản phẩm mới: chiết khấu, bao thanh tóan, bảo lãnh. Tổng giá trị các hình thức chiết khấu, bao thanh tóan và bảo lãnh nhỏ hơn rất nhiều so với doanh số thanh tóan quốc tế dành cho hàng xuất của Oceanbank, cho thấy dư địa để mở rộng các loại hình tín dụng xuất khẩu này còn rất lớn. Với những khách hàng thanh tóan xuất khẩu bằng hình thức tín dụng thư, ngân hàng có thể đề nghị chiết khẩu lại bộ chứng từ. Truờng hợp thanh toán theo phương thức nhờ thu hoặc chuyển tiền, có thể thực hiện bao thanh tóan cho người

xuất khẩu. Với doanh số xuất khẩu qua Oceanbank có sự gia tăng khá ổn định, nhu cầu bảo lãnh tín dụng cũng rất lớn. Oceanbank nên chú trọng hơn tới các hình thức tín dụng xuất khẩu hiện đại này.

2.1.5. Đánh giá thực trạng hỗ trợ tín dụng xuất khẩu của NHTM cho cácDNNVVDNNVVDNNVV DNNVV

2.1.5.1. Kết quả đạt được

Một số kết quả đạt được trong hoạt động tín dụng xuất khẩu đối với DNNVV:

Một là, Số lượng DNNVV tiếp cận với tín dụng xuất khẩu của Ngân hàng Đại Dương được mở rộng:

Sự gia tăng số lượng DNNVV được vay vốn xuất khẩu một mặt thể hiện sự am hiểu về các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng của doanh nghiệp được nâng cao, mặt khác cho thấy ngân hàng quan tâm hơn đến nhóm khách hàng tiềm năng này. Mối quan hệ hữu cơ giữa ngân hàng và doanh nghiệp trở nên chặt chẽ, không chỉ là quan hệ tín dụng mà còn ở các hoạt động như mua bán ngoại tệ và thanh toán quốc tế. Việc có một cơ sở khách hàng giúp NH Đại Dương có điều kiện phân tích, nghiên cứu những đặc trung cũng như nhu cầu của DNNVV để cải tiến chât lượng phục vụ, bổ sung thêm những tiện ích phù hợp.

Hai là, tốc độ tăng trưởng tín dụng dành cho DNNNVV và tín dụng xuất khẩu cao:

Dư nợ tín dụng xuất khẩu tăng trưởng nhanh hơn tổng dư nợ tín dụng, cho thấy chính sách tín dụng của NH Đại Dương và chính sách điều tiết vĩ mô của NHNN đã có sự ưu tiên cho hoạt động ngoại thương. Năm 2011, tốc độ tăng dư nợ tín dụng xuất khẩu vẫn được duy trì trong bối cảnh dư nợ tín dụng chung tăng chậm lại, cho thấy đây là mảng tín dụng có tiềm năng và mang lại lợi ích cho cả NH Đại Dương và DNNVV. Chuyển trọng tâm chính sách từ tín dụng phí sản xuất, nhất là bất động sán sang sản xuất và xuất khẩu là mục tiêu của NHNN nhằm hướng tới cơ cấu dư nợ lành mạnh, bền vững.

Ba là, các hình thức tín dụng xuất khẩu đều được triển khai:

Nhìn chung, NH Đại Dương đã nghiên cứu và đưa vào áp dụng các hình thức tín dụng xuất khẩu phổ biến cho DNNVV. Hệ thông quy trình nghiệp vụ đưa ra tuân theo quy định của luật lệ và nguyên tắc thương mại quốc tế. Đội ngũ cán bộ tín dụng từng bước học hỏi và nâng cao trình độ chuyên môn cũng như ngoại ngữ phục vụ cho công việc.

2.1.5.2. Hạn chế

Một số hạn chế trong hoạt động tín dụng xuất khẩu của NHĐD cho DNNVV:

Tỷ lệ DNNVV tiếp cận được tín dụng xuất khẩu của NHDD còn thấp:

DNNVV đã có nhiều cố gắng và nỗ lực trong việc tham gia thị trường thương mại toàn cầu. Tuy nhiên, chỉ có khỏang 1/3 số doanh nghiệp tiếp cận được tín dụng xuất khẩu là một tỷ lệ thấp. NH Đại Dương đã có chủ trương hỗ trợ doanh nghiệp nhưng vẫn còn gặp vướng mắc về cách đánh giá, thẩm định món vay. Cần có những bước đột phá hơn trong công tác thẩm định và cho vay để nâng cao tỷ lệ và số lượng DNNVV được vay vốn xuất khẩu trong thời gian tới.

Mặt bằng lãi suất cho vay cao

Trong bối cảnh chính sách tiền tệ thắt chặt được thi hành để ngăn chặn lạm phát, doanh nghiệp xuất khẩu phải chấp nhận mức lãi suất cho vay rất cao. Doanh nghiệp trước nguy cơ dừng sản xuất. Mặc dù ngân hàng vẫn tuyên bố đảm bảo đủ vốn nhưng câu chuyện cung - cầu tín dụng là vấn đề nóng bỏng. Thực tế, trong 9 tháng đầu năm 2011, lãi suất cho vay ở các ngân hàng hiện đã khá cao. Hầu hết các doanh nghiệp muốn vay vốn xuất khẩu phải vay ở mức trên 20%, thậm chí lên đến 22% - 23%. Lãi suất quá cao đã chiếm phần không nhỏ trong tổng chi phí của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ bất đắc dĩ mới phải vay để thực hiện những hợp đồng xuất khẩu đã ký, không thể vay để đầu tư tài sản, mở rộng quy mô sản xuất. Không ít doanh nghiệp hoạt động cầm chứng, thậm chí dừng hoạt động. Mặc dù thời điểm cuối năm 2012, đầu năm 2013, Ngân hàng nhà nước đã có động thái để làm lãi suất giảm xuống, hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động vay vốn nhưng dư âm

của suy thoái kinh tế năm 2011 vẫn còn và nhu cầu vay vốn của Doanh nghiệp không còn nhiều như trước đây.

Các sản phẩm tín dụng xuất khẩu chưa được triển khai đầy đủ

Ngân hàng đã có bộ phận chuyên về thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại; nhưng chủ yếu phục vụ cho vay theo hợp đồng xuất khẩu. Đây là kiểu cấp tín dụng truyền thống, giải ngân trước khi thực hiện hợp đồng. Trong khi bao thanh toán, hình thức cấp tín dụng sau khi thực hiện hợp đồng nhằm hỗ trợ thanh khoản cho doanh nghiệp; cùng với nghiệp vụ bảo lãnh tín dụng xuất khẩu không được ngân hàng tư vấn và khuyến khích doanh nghiệp sử dụng, một phần vì NH Đại Dương e ngại rủi ro, một phần do chưa nắm vững luật lệ, thông lệ tài chính quốc tế.

2.2. Nguyên nhân của các hạn chế

Một phần của tài liệu Mở rộng tín dụng xuất khẩu cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Đại Dương (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w