Bảo lãnh và bảo hiểm tín dụng có tác dụng hóa giải rủi ro cho NHTM, nhờ đó mà NHTM không còn e ngại khi cấp tín dụng xuất khẩu cho DNNVV. Nếu dịch vụ bảo lãnh và bảo hiểm tín dụng được đẩy mạnh, các NHTM sẽ hứng thú hơn đối với nhóm khách hàng DNNVV.
Hiện nay, Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB) đang là đơn vị đầu mối của Nhà nước trong việc xúc tiến xuất khẩu. Tuy nhiên, hoạt động hỗ trợ xuất khẩu của VDB lại thiên về cho vay với lãi suất ưu đãi. Cách làm này dễ nảy sinh quan hệ xin - cho, không tạo ra cơ chế xét duyệt, thẩm định và giám sát khỏan vay của các doanh nghiệp và vô hình chung, lại lấy mất khách hàng của NHTM. VDB, với tư cách là doanh nghiệp nhà nuớc, không nên trực tiếp tham gia vào thị trừong tín dụng, thay vào đó nên phát huy vai trò là tổ chức bảo lãnh tín dụng xuất khẩu cho
DNNVV. Vốn của VDB thay vì cấp phát cho DNNVV, đựoc sử dụng làm quỹ bảo lãnh xuất khẩu. Việc xét duyệt và ra quyết định cho vay của NHTM đối với DNNVV vẫn diễn ra theo đúng quy trình, vai trò của VDB trở nên minh bạch, rõ ràng: một mặt làm giảm dư nợ trên sổ sách của ngân hàng (các khỏan vay được bảo lãnh được tính hệ số dư nợ thấp hơn), khiến cho NHTM có động lực cho vay DNNVV hơn, mặt khác VDB đóng vai trò là người bảo lãnh, giải quyết những rủi ro tín dụng phát sinh trong thương mại quốc tế.
Chính phủ chỉ đạo Bộ Công Thương nhanh chóng thực hiện thí điểm đề án thành lập công ty Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu chuyên nghiệp, truớc mắt trực thuộc Nhà nuớc và đáp ứng những yêu cầu sau:
Là một cơ quan được Nhà nước bảo trợ, có phạm vi hoạt động ở tầm quốc tế, thực hiện tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc sử dụng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu như một công cụ hỗ trợ xuất khẩu, có chi nhánh ở các địa phương, đặc biệt là những khu vực có mặt hàng, ngành hàng xuất khẩu chủ lực.
Xây dựng hệ thống thông tin về các DNNVV tham gia xuất khẩu, đối tác thương mại quốc tế, tập quán, luật lệ thưong mại quốc tế. Có quy trình xếp hạng doanh nghiệp, xếp hạng đối tác nhập khẩu, đánh giá độ rủi ro trong từng truờng hợp cụ thể.
Có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với NHTM, các công ty bảo hiểm thương mại, tổ chức tái bảo hiểm cũng nhu cộng đồng doanh nghiệp thông qua trao đổi cơ sở dữ liệu, thông tin trong quá trình thanh tóan quốc tế hoặc tham gia đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm trong dự án cụ thể.
Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động bảo hiểm tín dụng cần được hoàn chỉnh. Dựa trên định hướng cơ bản về sản phẩm bảo hiểm tín dụng trong đó công ty bảo hiểm tín dụng là nhà cung cấp dịch vụ, Chính phủ cần hòan thiện chính sách pháp lý sao cho vừa hỗ trợ, cung cấp thông tin cho công ty bảo hiểm tín dụng, vừa bắt kịp được những thay đổi, cải tiến trong hành lang pháp lý cũng như chính sach thuơng mại song phương, đa phương và xu thế chung của thương mại quốc tế.