Cải tiến phương pháp đánh giá, thẩm định tín dụng đối với DNNVV

Một phần của tài liệu Mở rộng tín dụng xuất khẩu cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Đại Dương (Trang 64)

Việc đánh giá, thẩm định DNNVV xuất khẩu cần được cần hợp giữa việc đánh giá dựa vào uy tín và năng lực kinh doanh với đánh giá dựa vào tài sản đảm bảo, theo hướng ưu tiên xem xét uy tín, năng lực của doanh nghiệp, tài sản đảm bảo là yếu tố xem xét thêm.

NH cần xây dựng hệ thống tính điểm tín dụng riêng, áp dụng đối với DNNVV tham gia xuất khẩu, dựa trên số liệu thu thập về khách hàng tiềm năng và việc kinh doanh của họ được biểu hiện dưới các chỉ số về rủi ro tín dụng. Việc sử dụng hệ thống tính điểm được sử dụng trên nền tảng của công nghệ thông tin. Hoàn thiện hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng doanh nghiệp theo hướng bổ sung đầy đủ các chỉ tiêu tài chính, với các thang điểm có khoảng cách ngắn nhằm chấm điểm và xếp hạng doanh nghiệp đúng thực trạng, tránh cho ra kết quả xếp hạng trùng khớp giữa các đơn vị có tình hình tài chính khác nhau tương đối. Về phương diện đánh giá phi tài chính, cần đưa ra các chỉ tiêu cụ thể, dễ hiểu, dễ đo lường và đánh giá Tính điểm tín dụng đưa ra xếp hạng khách quan đối với khách hàng. Tự động hóa quy trình chấm điểm tín dụng cũng đem lại thông tin tốt hơn và tạo điều kiện trao đổi thông tin với các tổ chức tín dụng trong và ngòai nuớc để mở rộng hệ thống cơ sở dữ liệu. Kết hợp việc so sánh các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp với đánh giá tiềm năng xuất khẩu. Bởi vì có nhiều DNNVV tuy mới khởi nghiệp, quy mô chưa lớn, nhưng lại đang có những cơ hội rất tốt trong việc giao thương với khách hàng nước ngòai. Việc đánh giá, xếp hạng tín dụng đối với DNNVV xuất khẩu sẽ là cơ sở để NH có phương pháp ứng xử phù hợp, tạo sự hấp dẫn và thu hút những khách hàng có uy tín, gắn bó lâu dài.

Việc giảm sự phụ thuộc vào tài sản đảm bảo khi xét suyệt cho vay, từ đó nâng cao tỷ trọng cho vay đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay và cho vay không có tài sản đảm bảo về mặt bản chất không hề làm tăng rủi ro cho hệ thống ngân hàng.. Tài sản đảm bảo chính là bức tường ngăn cách DNNVV với tín dụng

ngân hàng. Về lâu dài, việc thắt chặt tín dụng với những điều kiện đảm bảo bằng tài sản được chú trọng quá mức sẽ không thể tăng truởng tín dụng và làm mất đi lượng khách hàng tiềm năng. Hơn nữa xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ luôn là giải pháp cuối cùng. Tài sản đảm bảo có thể vị hao mòn hữu hình hoặc vô hình với tốc độ rất nhanh, bị giảm giá, bị mất tính thanh khỏan trên thị trường. Yếu tố quan trọng hàng đầu vẫn là uy tín của khách hàng, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án và khả năng quản lý, giám sát việc sử dụng vốn vay. Trong những trường hợp cho vay không có tài sản đảm bảo, NH có thể yêu cầu DNNVV có tỷ lệ vốn đối ứng khoảng 30 - 50% đối với những món vay đầu tiên, và xem xét giảm tỷ lệ này nếu khách hàng có quan hệ tín dụng tốt, trả nợ đầy đủ. Doanh nghiệp phải xuất trình chứng từ thể hiện việc đã đưa vốn tự có của mình vào dự án sản xuất kinh doanh trước, sau đó ngân hàng mới tiến hành giải ngân theo nguyên tắc vận động của dòng tiền phải đi liền với vận động của hàng hóa. Thời hạn vay phải tương ứng với vòng quay vốn của phương án kinh doanh. Như vậy độ an tòan của khỏan vay vẫn được đảm bảo.

Bên cạnh đó, để ra quyết định chính xác có cho vay hay không, NH cần nắm bắt được thông tin về doanh nghiệp và đối tác nhập khẩu. Cần có sự phối hợp giữa NH với các hiệp hội doanh nghiệp, các cơ quan cung cấp thông tin, giữa NH Đại Dương với các tổ chức tín dụng trong và ngòai nước để xây dựng những kênh thông tin chính xác, kịp thời. Tăng cường theo dõi, giám sát dòng tiền vào - ra của doanh nghiệp. Việc mở rộng mạng lưới thanh tóan và nỗ lực nâng cao tỷ trọng thanh tóan không dùng tiền mặt sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình giám sát khỏan vay sau khi giải ngân.

Một phần của tài liệu Mở rộng tín dụng xuất khẩu cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Đại Dương (Trang 64)