Khoản mục doanh thu bán hàng

Một phần của tài liệu Quy trình kiểm toán doanh thu bán hàng và nợ phải thu khách hàng tại công ty TNHH kiểm toán-tư vấn Khang Việt (Trang 26)

1.2.1.1. Khái niệm doanh thu bán hàng

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá trị các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp thu được trong kỳ kế tốn, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thơng thường, gĩp phần làm tăng vốn chủ sở hữu cho doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, doanh thu này khơng bao gồm thuế giá trị gia tăng.

1.2.1.2. Đặc điểm của doanh thu bán hàng

Trong khi bảng cân đối kế tốn cho biết về tình hình tài chính của doanh nghiệp thì báo cáo kết quả kinh doanh sẽ tiết lộ về kết quả hoạt động của niên độ, từ đĩ giúp người đọc báo cáo đánh giá được khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp. Một trong những khoản mục đĩng vai trị quan trọng trong việc cung cấp thơng tin về tình hình hoạt động của doanh nghiệp chính là Doanh thu bán hàng (doanh thu). Doanh thu được trình bày trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh bao gồm doanh thu bán hàng, các khoản giảm trừ doanh thu và doanh thu thuần.

Trong đĩ, doanh thu thuần là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đã khấu trừ các khoản được giảm trừ gồm: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất khẩu tính trên doanh thu thực hiện trong kỳ (nếu

cĩ). Riêng đối với các doanh nghiệp là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp, thuế giá trị gia tăng đầu ra được tính vào doanh thu bán hàng nhưng sau đĩ được đưa vào trong các khoản được giảm trừ để loại khỏi doanh thu thuần.

Chính vì doanh thu bán hàng là một khoản mục trọng yếu trên báo cáo tài chính, nên đây là đối tượng của nhiều sai phạm dẫn đến những sai lệch trọng yếu trên báo cáo tài chính bởi những lý do sau:

Thứ nhất, doanh thu cĩ mối quan hệ mật thiết với kết quả lãi lỗ. Do vậy, những sai lệch về doanh thu thường dẫn đến lợi nhuận khơng trung thực và hợp lý.

Thứ hai, tại nhiều đơn vị, doanh thu chính là cơ sở để đánh giá kết quả hoặc thành tích kinh doanh, nên cĩ khả năng bị thổi phồng cao hơn thực tế.

Thứ ba, vì doanh thu cĩ quan hệ chặt chẽ với thuế giá trị gia tăng đầu ra nên cĩ khả năng bị khai thấp hơn thực tế để trốn hay tránh thuế.

Thứ tư, trong nhiều trường hợp, việc xác định thời điểm thích hợp và số tiền để ghi nhận doanh thu địi hỏi sự xét đốn.

1.2.1.3. Nguyên tắc xác định doanh thu

Doanh thu bán hàng là một chỉ tiêu quan trọng trên báo cáo tài chính, phản ánh quy mơ kinh doanh và khả năng tạo ra tiền của doanh nghiệp, đồng thời liên quan mật thiết đến việc xác định lợi nhuận của đơn vị. Do đĩ, việc xác định doanh thu phải tuân thủ các nguyên tắc kế tốn cơ bản sau:

Nguyên tắc cơ sở dồn tích

Doanh thu bán hàng phải được ghi nhận vào thời điểm phát sinh, khơng phân biệt đã thu hay chưa thu tiền. Do vậy, nĩ được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được.

Nguyên tắc phù hợp

Khi ghi nhận doanh thu, phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng cĩ liên quan đến việc tạo ra doanh thu đĩ.

Nguyên tắc thận trọng

Doanh thu chỉ được ghi nhận khi cĩ bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế.

1.2.1.4. Điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Một phần của tài liệu Quy trình kiểm toán doanh thu bán hàng và nợ phải thu khách hàng tại công ty TNHH kiểm toán-tư vấn Khang Việt (Trang 26)