Thực trạng ngành ngân hàng Việt Nam hiện nay:

Một phần của tài liệu Hợp nhất và sáp nhập trong lĩnh vực ngân hàng - Kinh nghiệm thế giới và giải pháp cho Việt Nam (Trang 59)

a. Quy mô của các ngân hàng Việt Nam được coi là “siêu nhỏ” so với trong khu vực và thế giới: Với quy mô vài ngàn tỷ đồng của các NHTM hiện nay, rất khó đương đầu với những thách thức ngày càng lớn hơn trên thị trường. Ngân hàng nhỏ các nước trong khu vực có quy mô vốn từ 3 – 5 tỷ USD, trong khi các ngân hàng nội chưa có ngân hàng nào sở hữu 1 tỷ USD vốn điều lệ. Quy mô tổng tài sản còn rất nhỏ, dịch vụ sản phẩm ngân hàng nghèo nàn, năng lực cạnh tranh kém là những nét cơ bản của hệ thống

ngân hàng trong nước. Đứng trên góc độ quản lý, để các ngân hàng yếu tồn tại là tiềm ẩn nguy cơ cho nền kinh tế và sự tăng trưởng của các ngành khác.

Thời kỳ trước khi có Nghị định 141/2006/NĐ-CP, ở Việt Nam, bên cạnh các ngân hàng cổ phần đô thị, đã tồn tại và phát triển trong một thời gian dài các ngân hàng cổ phần nông thôn. Cũng như các ngân hàng cổ phần đô thị, các ngân hàng cổ phần nông thôn cũng đã qua những thăng trầm nhất định, nhưng qua thời gian, một số ngân hàng đã khẳng định khá tốt vai trò phục vụ các doanh nghiệp nhỏ, cá nhân, nông hộ và khách hàng khu vực nông thôn của họ, chẳng hạn các ngân hàng Kiên Long, Mỹ Xuyên,… ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Các ngân hàng này chịu sự hạn chế trong đa dạng hóa về mặt địa lý, nên chỉ có thể giới hạn phạm vi hoạt động trong phạm vi một tỉnh thành nhất định. Trào lưu chuyển đổi mô hình từ ngân hàng nông thôn lên đô thị, cộng với lộ trình tăng vốn theo qui định của Nghị định 141/2006/NĐ-CP đã mặc nhiên “xóa sổ” mô hình ngân hàng nông thôn. Một số ngân hàng nông thôn tìm gặp một cơ hội phát triển không phải dễ gì mà có được, một số khác hình như phải cố gắng lao theo cơn lốc thời cuộc. Người ta tự hỏi, các cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng của Việt Nam đã có dự liệu đầy đủ hay không các tình huống và nhu cầu khác nhau của nền kinh tế, để trong một thời gian quá nhanh, đã đề ra và thực thi chính sách - những liều thuốc chung cho nhiều thể trạng tài chính khác nhau - có thể có những tác động lâu dài đến cấu trúc ngành của hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Nền kinh tế Việt Nam hiện không thiếu số lượng ngân hàng, mà chỉ đang thiếu những sản phẩm ngân hàng đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người dân.Các NHTM nhỏ đứng trước sóng gió đang bộc lộ ít nhiều điểm yếu về tính thanh khoản. Và có thể nói đây là điểm yếu nhất, nguyên nhân cốt lõi vẫn là do năng lực quản trị các cấp. Minh chứng là sự trở tay không kịp của các ngân hàng khi lún sâu vào phục vụ các giao dịch bầy đàn cho vay chứng khoán, bất động sản và khi những ngành kinh doanh này lâm vào khó khăn thì rủi ro sẽ là hiển hiện với ngân hàng.

b. Điều kiện thành lập ngân hàng mới khắt khe hơn: Ngân hàng Nhà nước cho biết hiện đang rà soát, nghiên cứu điều chỉnh quy định về việc thành lập ngân hàng

phép thành lập ngân hàng thương mại cổ phần mới của ban trù bị thành lập các ngân hàng thương mại cổ phần theo chỉ đạo trên của Thủ tướng Chính phủ. Mặt khác, trong thời gian chờ ban hành quy định mới về thành lập ngân hàng thương mại cổ phần, Ngân hàng Nhà nước cũng tạm dừng việc tiếp nhận hồ sơ xin cấp phép mới. Để cho ra đời một ngân hàng có rất nhiều vấn đề phức tạp. Trong điều kiện hiện nay, vấn đề vốn điều lệ không phải quan trọng nhất. Mà quan trọng nhất lại là vấn đề ai sở hữu chính và nguồn nhân lực chuyên nghiệp thuộc lĩnh vực dịch vụ đẳng cấp cao này lấy từ đâu, và nền kinh tế hiện có cần nhiều ngân hàng thương mại mới nữa hay không.

Một ngân hàng hoạt động được cần bộ máy quản trị đáp ứng đủ các tiêu chí về năng lực và lực lượng lao động chuyên nghiệp. Những sinh viên mới ra trường không thể thành thạo ngay việc kinh doanh dịch vụ ngân hàng trong thời gian vài ba năm. Hiện nay hầu hết các ngân hàng thương mại cũ đều thiếu người tài trong quản trị, thiếu người làm ngân hàng có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao.

Trong dự thảo nghị định mới thay thế cho nghị định 49 về điều kiện thành lập và quản trị ngân hàng, mức vốn điều lệ tối thiểu được nâng từ 1000 tỷ đồng lên 3000 tỷ đồng. Về tiêu chí của cổ động sáng lập, một doanh nghiệp không được là cổ đông của hai ngân hàng. Cổ đông sáng lạp phải là tổ chức có vốn chủ sở hữu 500 tỷ đồng trở lên và phải có 3 năm liền kề kinh doanh có lãi. Dự thảo cũng đưa ra những yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn thành viên HĐQT và ban điều hành. Thành viên HĐQT cũng phải được đào tạo chuyên nghiệp về kinh tế, có kinh nghiệm quản lý trong lĩnh vực ngân hàng, có cam kết nắm giữ lâu dài cổ phần của ngân hàng. (ít nhất là 5 năm). Theo các chuyên gia, nếu các quy định trên được ban hành thì sẽ hết cơ hội cho các tổ chức muốn thành lập ngân hàng mới ở Việt Nam. Để đáp ứng được các yêu cầu về vốn, chỉ có các tập đoàn, tổng công ty lớn của Nhà nước; nhưng nay Chính phủ đã có chủ trương hạn chế những doanh nghiệp này tham gia vào lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Hơn nữa, việc đáp ứng các nhu cầu về thành viên HĐQT cũng đã rất khó khăn. Bên cạnh đó, nếu dự thảo nghị định trên được thông qua, những ngân hàng cũ đã được thành lập cũng phải áp dụng những tiêu chuẩn mới theo một lộ trình nhất định. Nếu xét trên tổng thể hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay thì đây là một thử thách rất khó khăn cho các ngân hàng hiện tại. Hiện tại

cả nước có 38 ngân hàng TMCP (trong đó có hai ngân hàng mới thành lập là LienVietBank và TienPhong Bank, nhưng có đến 10 ngân hàng có vốn điều lệ dưới 1000 tỷ đồng.

c. Sự gia nhập của các Ngân hàng nước ngoài: Có hai lý do chính khiến các tổ

chức tài chính lớn nước ngoài lại chủ yếu lựa chọn con đường trở thành đối tác chiến lược của các NHTM trong nước khi thâm nhập thị trường tài chính VN.

Thứ nhất, mặc dù VN đã có lộ trình mở cửa dịch vụ tài chính khi gia nhập WTO, nhưng hiện tại cánh cửa này vẫn còn hạn chế. Việc thành lập ngân hàng liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài còn gặp rất nhiều khó khăn về thủ tục pháp lý, quy định vốn điều lệ tối thiểu, chứng minh tài sản và tiềm lực tài chính...

Thứ hai, ngay cả khi đã thành lập được các chi nhánh ngân hàng 100% vốn nước ngoài, mặc dù được đánh giá là những tổ chức làm việc chuyên nghiệp, có kinh nghiệm trong quản lý..., nhưng các ngân hàng này lại chưa thông hiểu thị trường nội địa, thói quen tiêu dùng rất khó khăn trong việc tiếp cận các khách hàng, đặc biệt là khách hàng cá nhân. Hơn nữa, việc mở rộng mạng lưới chi nhánh cũng không dễ dàng để có thể nhanh chóng chiếm được thị phần vốn là thế mạnh của các ngân hàng nội địa.

Việc lựa chọn làm đối tác của những NHTM lớn là một lựa chọn chiến lược cho kế hoạch thâm nhập tài chính VN. Đây hoàn toàn là một khoản đầu tư lâu dài. Các NHTM được lựa chọn đều là những NHTMCP hàng đầu, có uy tín, có kết quả làm ăn tốt. Đây chắc chắn là một khoản đầu tư đảm bảo sinh lời cao và an toàn.

Tuy nhiên, đây chỉ là mục đích thứ yếu. Mục đích chính của các ngân hàng, các tổ chức tài chính nước ngoài là tận dụng mạng lưới chi nhánh và mạng lưới khách hàng rộng khắp của các NHTM nội địa, qua đó vừa tiếp cận, tìm hiểu vừa có cơ hội khiến khách hàng quen thuộc với sản phẩm của mình, nắm bắt dần dần thị trường đầy tiềm năng này trước khi thâm nhập hoàn toàn. Mặt khác, với tiềm lực tài chính, tính chuyên nghiệp và hiện đại của mình, cũng không loại trừ khả năng các tổ chức tài chính lớn nước ngoài muốn thực hiện các vụ thâu tóm, mua bán, sáp nhập các NHTM VN và đây đang là những bước đi đầu tiên.

Một phần của tài liệu Hợp nhất và sáp nhập trong lĩnh vực ngân hàng - Kinh nghiệm thế giới và giải pháp cho Việt Nam (Trang 59)