Nhiều cơ hội mở ra:

Một phần của tài liệu Hợp nhất và sáp nhập trong lĩnh vực ngân hàng - Kinh nghiệm thế giới và giải pháp cho Việt Nam (Trang 70)

a. M&A để hút vốn và nâng cao chất lượng đầu tư nước ngoài

Khi nguồn lực sản xuất - kinh doanh quan trọng đều thuộc về các doanh nghiệp

trong nước thì M&A sẽ là con đường ngắn nhất để hút vốn nước ngoài cũng như nâng cao chất lượng đầu tư nước ngoài và quy mô của các doanh nghiệp Việt Nam.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và thị trường M&A có mối quan hệ biện chứng. Việc “hút” được lượng FDI nhiều hay ít phụ thuộc không nhỏ vào việc thiết lập, vận hành và phát triển thị trường M&A, và ngược lại, thị trường M&A là “bà đỡ” cho FDI xâm nhập nhanh nhất vào thị trường. Việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài không thể tách rời việc xây dựng, phát triển thị trường M&A.

Hoạt động M&A không chỉ đơn thuần là kêu gọi vốn mà còn nhằm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược. Các ngân hàng có quy mô vừa và nhỏ cần một đối tác chiến lược thông qua M&A để tái cơ cấu lại trước khi có những bước tiến mới xa hơn. Hiện nay, đa số các thương vụ M&A đều có yếu tố nước ngoài. Các thương vụ này đều hứa hẹn mang lại lợi ích cho cả hai bên mua và bán.

Về phía các nhà đầu tư nước ngoài: M&A là con đường ngắn nhất để tiếp cận thị trường Việt Nam, đồng thời tận dụng được hệ thống phân phối, mạng lưới khách hàng cũng như nguồn nhân lực sẵn có của các đối tác Việt Nam nhằm giảm chi phí đầu tư cũng như rút ngắn thời gian xâm nhập vào thị trường.

Trong bối cảnh nhiều nhà đầu tư rút ra khỏi thị trường chứng khoán, việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) có thể gặp khó khăn, nhưng hoạt động sáp nhập và hợp nhất đang có điều kiện tốt để phát triển. M&A khác với việc gọi vốn qua thị trường chứng khoán ở chỗ, nó không chỉ đơn thuần gọi vốn mà còn là thiết lập một quan hệ đối tác chiến lược, trong đó người mua - đối tác chiến lược - không chỉ góp thêm vốn, mà còn tăng thêm giá trị cho doanh nghiệp được mua, bằng năng lực quản lý, các bí quyết công nghệ kết hợp với hệ thống phân phối sẵn có của người mua…

M&A là cơ hội tiếp cận với khoa học quản lý tiên tiến cũng như những bí quyết công nghệ hiện đại của các nhà đầu tư nước ngoài nhằm tạo ra giá trị cho doanh nghiệp.

Sự gia tăng các thương vụ M&A trong 2 năm trở lại đây là một tín hiệu tích cực cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao các cơ hội đầu tư vào Việt Nam. Bên cạnh những yếu tố về tốc độ tăng trưởng kinh tế, các chính sách ưu đãi thì hệ thống pháp lý liên quan đến hoạt động M&A là yếu tố quan trọng góp phần thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. Những cam kết của Chính phủ Việt Nam trong lộ trình thực hiện khi gia nhập WTO cùng với Nghị định về mua bán, sáp nhập doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài đang được Bộ kế hoạch và đầu tư soạn thảo sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài mua lại cổ phần của nhau. Các thủ tục pháp lý để tiến hành M&A, tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài trong các thương vụ mua bán cũng sẽ được quy định cụ thể nhằm tạo ra hành lang pháp lý bảo vệ quyền lợi cho các chủ thể tham gia, tạo ra một môi trường hoạt động minh bạch, công bằng và hiệu quả. Đây sẽ là cơ hội để các nhà đầu tư tham gia một cách sâu rộng hơn nữa vào thị trường M&A của Việt Nam trong thời gian tới.

c. Các cơ hội khác: Tìm kiếm và bán cổ phần cho cổ đông chiến lược nước ngoài

là rất cần thiết đối với các ngân hàng Việt Nam, đặc biệt trong hoàn cảnh các cam kết mở cửa thị trường dịch vụ tài chính ngân hàng của Việt Nam sắp đến thời hạn hiệu lực và các ngân hàng phải cạnh tranh với các tổ chức tài chính nước ngoài. Việc có được cổ đông chiến lược nước ngoài là rất cần thiết và các quy định hiện hành của Chính phủ về cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước của Việt Nam trong đó cho phép các ngân hàng thông

rất phù hợp. Đây là yếu tố cần thiết để các ngân hàng nâng cao năng lực tài chính, hiện đại hóa ngân hàng cũng như phát triển các sản phẩm dịch vụ, cập nhật hệ thống rủi ro tác nghiệp, tối ưu hoá hoạt động kinh doanh của mình, quản trị điều hành tốt hơn theo hướng chuẩn mực quốc tế. Các ngân hàng Việt Nam hiện nay đều định hướng chiến lược trong ngắn hạn và dài hạn cùng với tầm nhìn mục tiêu trở thành một định chế tài chính chủ lực của nền kinh tế hoạt động theo mô hình Tập đoàn Tài chính - Ngân hàng với dịch vụ đa dạng, sản phẩm chất lượng tốt nhất dựa trên nền tảng ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, trình độ quản lý tiên tiến, xoay quanh 2 trục cơ bản là hoạt động ngân hàng thương mại và hoạt động đầu tư tài chính. Để đạt được các mục tiêu hướng tới tầm nhìn này, vai trò của cổ đông chiến lược nước ngoài là rất quan trọng, thể hiện ở các điểm chính sau:

- Hỗ trợ tài chính;

- Hỗ trợ kỹ thuật: chuyển giao công nghệ kỹ thuật, đặc biệt trong quản trị rủi ro, phát triển sản phẩm dịch vụ, tối ưu hóa hệ thống, định giá sản phẩm và đo lường hiệu quả sản phẩm, dịch vụ;

- Hỗ trợ quản trị điều hành: cử đại diện tham gia quản trị điều hành hoạt động kinh doanh ; tham gia hoạch định chiến lược kinh doanh ở cả cấp DN và cấp sản phẩm.

Một phần của tài liệu Hợp nhất và sáp nhập trong lĩnh vực ngân hàng - Kinh nghiệm thế giới và giải pháp cho Việt Nam (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)