Hợp nhất, sáp nhập để tăng năng lực cạnh tranh là con đường tất yếu của các ngân hàng Việt Nam trong quá trình hội nhập và nhất là để chống đỡ với cuộc khủng hoảng tài chính đến từ bên ngoài. Thông điệp từ NHNN đưa ra là khuyến khích các ngân hàng nhỏ sáp nhập vào ngân hàng lớn để tăng khả năng hoạt động.
Xét riêng trong ngành ngân hàng, ở Việt Nam, như đã nói ở trên, trong quá khứ đã có một vài cuộc sáp nhập ngân hàng hoặc là tương tự như vậy. Đặc biệt, sau khủng hoảng tài chính Châu Á một số ngân hàng nhỏ gặp những khó khăn lớn về thanh khoản đã buộc phải sáp nhập vào ngân hàng lớn. Như vậy, quá trình sáp nhập này là một quá trình sáp nhập bắt buộc, không phải là sáp nhập tự nguyện trên nền tảng chiến lược kinh doanh đúng đắn.
Ở Việt Nam, chưa có trường hợp nào sáp nhập theo thông lệ quốc tế. Đó là bảo vệ, mở rộng thị phần hoặc nâng cao khả năng khai thác thị trường. Nhìn chung, cách nhìn về vấn đề sáp nhập ở Việt Nam còn rất hạn chế do cạnh tranh trên thị trường chưa thật gay gắt do cơ hội kinh doanh để kiếm lời trong một nền kinh tế chuyển đổi hiện nay còn khá lớn. Nói cách khác, tốc độ phát triển thị trường và nhu cầu về ngân hàng còn rất lớn nên các ngân hàng chưa cảm nhận một cách mạnh mẽ về sức ép cạnh tranh để tồn tại và phát triển của mình. Vì vậy, trào lưu và xu hướng sáp nhập chưa thật sự sôi động. Tuy nhiên, trong tương lai gần, vấn đề sẽ khác đi.
a. Các thương vụ M&A ngân hàng từ 2007 đến nay:
Tổng hợp các thương vụ trong ngành ngân hàng từ năm 2007 đến nay
Ngày công
bố Ngày có hiệu lực Bên bán Bên mua Tỷ lệ mua 14/01/2009 Năm 2009 Ocean bank Petro VietNam 20% 08/09/2008 09/05/2008 Techcombank HSBC 10% 24/07/2008 NH PHương Nam UOB
(United Oversea – Singapore)
10-15% 18/07/2008 05/08/2008 SeaBank Societe Generale SA 15% 16/05/2008 VP Bank OCBC
02/05/2008 24/07/2008 ACB Standard Chartered
PLC 6%
25/04/2008 Oricombank BNP Paribas SA 10-15% 21/03/2008 NHTMCP An Bình MayBank 5% 23/11/2007 NHTMCP Sài Gòn Hà
Nội Clearwater Partners Capital 5% 08/11/2007 Ngân hàng TMCP Quốc
Tế Việt Nam Oversea-Chinese Bkg Corp Ltd (OCBC) 5% 31/07/2007 03/11/2008 Eximbank Ngân hàng Sumitomo
Mitsui 15% 06/07/2007 Techcombank Ngân hàng Hồng
Kông và Thượng Hải 5% 06/06/2007 Kien Long Bank Investor Group 20% 01/02/2007 10/01/2007 Ngân hàng phát triển
Nhà Hà Nội Ngân hàng Deutsche Bank AG 20%
Nguồn: T ổng hợp
Oceanbank & Petro Vietnam
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã chi 400 tỷ đồng để sở hữu 20% cổ phần của Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank) – tiền thân là ngân hàng TMCP Nông thôn Hải Hưng, hiện có vốn điều lệ là 2000 tỷ đồng, 57 chi nhánh và phòng giao dịch trên cả nước, với tổng tài sản tính đến cuối năm 2008 đạt hơn 14,000 tỷ đồng.
Việc Petro Vietnam xác định đầu tư vốn vào một ngân hàng thương mại cổ phần quy mô nhỏ một mặt là để sử dụng hiệu quả toàn bộ cơ sở vật chất, hệ thống trang thiết bị cũng như nhân sự, mặt khác chính là góp phần thực hiện chủ trương của Chính phủ, nhằm tái cấu trúc các ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ với tiềm lực tài chính và trình độ quản lý còn hạn chế để đảm bảo khả năng cạnh tranh và phát triển của các ngân hàng này.
OceanBank vừa từ một ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn chuyển đổi mô hình lên ngân hàng đô thị và cũng đang trong tiến trình tìm kiếm một cổ đông chiến lược để gia tăng vị thế tài chính và các điều kiện để có thể phát triển bền vững.
HSBC & Techcombank
Ngân hàng số 1 thế giới HSBC đã trở thành ngân hàng nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam sở hữu 20% cổ phần một ngân hàng trong nước.Tháng 12/2005, HSBC mua
10% vốn cổ phần của Techcombank, tháng 7/2007 vốn cổ phần của HSBC tại Techcombank tăng lên 15% và hiện nay là 20%.
Đối với ngân hàng số 1 thế giới HSBC, việc tăng vốn đầu tư tại Techcombank cũng như gia tăng đầu tư vào các công ty Việt Nam là bước đi quan trọng trong việc mở rộng kinh doanh của HSBC tại các thị trường mới nổi như Việt Nam. Việc đầu tư vào Techcombank cho phép HSBC thâm nhập trực tiếp vào lĩnh vực tài chính ngân hàng của Việt Nam. HSBC nhìn nhận sự hợp tác với Techcombank như là một sự đầu tư chiến lược dài hạn. Techcombank là một nhân tố quan trọng trong chiến lược tăng trưởng song hành của họ tại Việt Nam, bao gồm đầu tư vào những hoạt động của chính họ và đầu tư vào đối tác chiến lược.
Tính đến tháng 7/2008, Techcombank có tổng giá trị tài sản đạt 53 nghìn tỷ đồng (tương đương 3 tỷ USD), có 160 chi nhánh ở 30 tỉnh thành, gần 3.800 nhân viên.
HSBC là một trong các ngân hàng nước ngoài lớn nhất Việt Nam với vốn đầu tư 30 triệu USD. Ngân hàng này hiện có hai chi nhánh đặt tại Tp.HCM và Hà Nội, cùng một văn phòng đại diện tại Cần Thơ, với hơn 1.000 nhân viên. HSBC đã nhận giấy phép và đang trong quá trình chuẩn bị thành lập ngân hàng con 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam.
Ngân hàng TMCP Á Châu & Công ty Standard Chartered PLC
Công ty Standard Chartered PLC thông qua ngân hàng của mình là Standard Chartered Bank (Hong Kong) đã tăng vốn góp của mình từ 8.84% lên 15% bằng cách mua thêm 6.16% cổ phần của ngân hàng TMCP Á Châu từ tập đoàn tài chính quốc tế IFC – một tập đoàn trực thuộc của ngân hàng Thế giới. Giao dịch này đã được pháp luật chấp thuận.
Ngân hàng TMCP An Bình và Maybank
Ngân hàng Malayan Banking Bhd (MB) đã quyết định tăng khoàng đầu tư của mình từ 15% lên 20% bằng cách mua lại 5% tiền đặt cọc tại ngân hàng An Bình. Maybank còn hỗ trợ ABBANK trong công tác quản lý rủi ro hoạt động và rủi ro thị
trường, chia sẻ kinh nghiệm và xay dựng chiến lược nhân sự, tư vấn và cung cấp các giải pháp công nghệ thông tin…
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội & Clearwater Capital Partners
Clearwater Capital Partners (công ty chuyên cung cấp dịch vụ cho phép nhà đầu tư tiếp cận và tham gia vào các hoạt động đầu tư đặc biệt một cách công khai và tiếp cận các khoản nợ cũng như nguồn vốn của địa phương phát hành) mua lại 5% vốn góp của ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội.
Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Eximbank & ngân hàng Sumitomo Mitsui
Ngân hàng Sumitomo Mitsui, dơn vị trực thuộc của tập đoàn tài chính Suimitomo Mitsui đã mua lại 15% cổ phần của Eximbank với giá 25 triệu USD và trở thành cổ đông chiến lược của Eximbank.
b. Những điểm lưu ý quan trọng liên quan tới số liệu thống kê M&A:
Có nhiều công ty địa phương, trong khu vực và toàn cầu cung cấp số liệu thống kê M&A. Những công ty này gồm có Thomson Reuters, Bloomberg, Mergermarket (toàn cầu) và M&A Châu Á (khu vực). Mỗi nhà cung cấp số liệu thống kê M&A này thực hiện các hoạt động giao dịch mua bán hơi khác nhau, do đó, số liệu thống kê của mỗi công ty thường khác nhau. Khả năng cung cấp thông tin đầy đủ của các nhà cung cấp cũng thường khác nhau. Thực tế cho thấy rằng báo cáo hoạt động giao dịch mua bán trong các thị trường đang nổi như Việt Nam đang cải thiện nhanh nhưng chưa đạt được mức độ như tại các thị trường trưởng thành.
Ngoài ra, cần phải lưu ý rằng nhiều giao dịch mua bán M&A được thông báo đã thương lượng riêng và do đó giá trị của giao dịch mua bán chưa được công bố rộng rãi.
Thông thường, PwC tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương tham khảo số liệu thống kê M&A do Thomson Reuters cung cấp. Tuy nhiên, vì những lý do trên, có thể nói rằng không có một nguồn thống kê M&A nào là hoàn toàn chính xác. Do đó, các chuyên gia M&A và các bên quan tâm đến các giao dịch mua bán cần quan sát hoạt động thị trường từ nhiều nguồn khác nhau.
2.2.3.3 Những yếu tố dẫn đến xu hướng M&A lĩnh vực ngân hàng Việt Nam hiện nay:
a. Môi trường kinh tế và diễn biến của thị trường tiền tệ: Tốc độ tăng trưởng
GDP bình quân trên 7,5%/năm, mục tiêu đạt 500.000 doanh nghiệp vào năm 2010, thu hút hơn nữa đầu tư nước ngoài cả gián tiếp và trực tiếp, phát triển nhanh, đồng bộ các loại thị trường..., đều là cơ sở quan trọng để hoạt động M&A phát triển và có thể hình thành một thị trường M&A trong những năm tới ở Việt Nam.
M&A là hình thức đầu tư ngày càng phổ biến hiện nay, thể hiện rất rõ qua các giao dịch mua cổ phần các doanh nghiệp trong nước từ các tổ chức tài chính, công ty nước ngoài. 5 năm trở lại đây hình thức này càng trở nên phổ biến. Tùy theo chiến lược kinh doanh, nhà đầu tư tìm kiếm, săn lùng những doanh nghiệp phù hợp với mục tiêu kinh doanh của họ. Ngân hàng ANZ mua cổ phần của Sacombank là nhắm đến mạng lưới bán lẻ của ngân hàng này, đồng thời với việc tích lũy lợi nhuận từ cổ tức, thị giá tăng.
Diễn biến của thị trường tiền tệ đang ngày càng phức tạp do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới, tình hình lạm phát trong nước. Nhiều chính sách thắt chặt tiền tệ được đưa ra khiến hoạt động của hệ thống ngân hàng càng khó khăn. Trong khi đó, thị trường ngày càng xuất hiện thêm nhiều ngân hàng mới. Hiện không chỉ có các tập đoàn tài chính, mà ngay cả những lĩnh vực sản xuất như dệt may (Vinatex), viễn thông (VNPT), bảo hiểm, năng lượng… cũng lên kế hoạch thành lập ngân hàng. Bên cạnh đó, NHNN cũng đã chấp nhập cho HSBC và Standard Chartered thành lập hai ngân hàng con 100% vốn và còn nhiều hồ sơ của các ngân hàng nước ngoài xin thành lập ngân hàng đang chờ duyệt.
Chắc chắn giao dịch M&A trong ngành ngân hàng sẽ sôi nổi hơn trong thời gian tới, đặc biệt là khi Việt Nam mở cửa hoàn toàn thị trường tài chính vào năm 2010. Các ngân hàng lớn muốn mở rộng thị phần một cách nhanh chóng chắc chắn sẽ tính đến M&A. Ngoài ra, cùng với việc phát triển thị trường nợ và thị trường chứng khoán thì
M&A sẽ trở nên dễ dàng hơn. Nó sẽ được thực hiện thông qua các giao dịch mua bán nợ, mua bán chứng khoán dưới sự tư vấn của các ngân hàng đầu tư lớn. Các ngân hàng không tồn tại được không có nghĩa là họ sẽ phá sản, giải thể mà có thể họ sẽ trở thành đối tượng cho các nhà đầu tư mới khác cả trong nước và ngoài nước mua lại để bước vào hoạt động kinh doanh trên thị trường. Điều đó là cơ sở minh chứng cho một thị trường tiềm năng cho hoạt động hợp nhất, sáp nhập tại Việt Nam trong thời gian tới.
Điều này cho thấy sự cạnh tranh trên thị trường tài chính trong thời gian tới sẽ khốc liệt hơn rất nhiều.Do đó, có thể nói, làn sóng M&A là tất yếu trong những năm tới nhằm mục đích nâng cao sức cạnh tranh. Ngoài ra, các ngân hàng nhỏ, quản trị yếu, hoạt động kém hiệu quả trong bối cảnh thị trường tiền tệ đang gặp nhiều sóng gió sẽ phải tính đến việc sáp nhập. Năm 2009 được xem là thời điểm khởi đầu cho xu hướng này trên hệ thống ngân hàng
b. Các NHTM cổ phần phải đáp ứng nhu cầu về vốn của NHNN: Để đáp ứng yêu cầu của NHNN về quy mô vốn, các NHTM phải đảm bảo mức 3000 tỷ đồng vào năm 2010, có không ít ngân hàng chưa lập ra kế hoạch khả thi để thực hiện quy định này. Những cái khó cả ngân hàng có thể thấy rất rõ: Trước sự sụt giảm của TTCK, cổ phiếu ngân hàng không còn hấp dẫn, nhiều ngân hàng ở thời điểm khó khăn chung hiện nay cũng không dễ dàng phát hành trái phiếu tăng vốn với khối lượng lớn.
Song, để tiếp tục tồn tại, các định chế tài chính buộc phải tìm giải pháp. Thị trường chắc chắn hình thành xu thế liên kết tăng sức mạnh, theo đó các ngân hàng nhỏ yếu sẽ phải tìm đến những đại gia lớn hơn để hợp tác cùng có lợi. Ngoài ra, sự tăng cường năng lực của các ngân hàng sẽ thể hiện ở các ngân hàng nhỏ tự tìm đến nhau theo xu hướng sáp nhập, tham gia cổ phần, mua bán lại.
c. Nhu cầu hợp tác trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt: Mức độ
cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt hơn, các dịch vụ truyền thống như tín dụng ngày càng có lợi nhuận thấp hơn sẽ đẩy các ngân hàng phải phát triển các dịch vụ tài chính khác mới đáp ứng các nhu cầu cho khách hàng và cho sự tích lũy lợi nhuận của ngân hàng. Nhiều ngân hàng Việt Nam hiện nay xét cả về quy mô, nguồn nhân lực, trình độ
công nghệ và trình độ quản lý chưa đủ khả năng hoạt động trên các lĩnh vực dịch vụ tài chính mới. Từ đó sẽ xuất hiện nhu cầu liên minh hoặc sáp nhập các ngân hàng với nhau, hoặc sáp nhập với các ngân hàng lớn nhằm tăng cường năng lực chiếm lĩnh thị phần, tiềm kiếm lợi nhuận.
Hợp nhất - sáp nhập hiện đang là xu thế chung trên thế giới trong tất cả các lĩnh vực, càng sôi động với khu vực có tính chi phối cao như khu vực tài chính. Các NHTM không nên e sợ hoặc tránh né; ngược lại, cần có thái độ tích cực và chủ động tham gia vào xu hướng này. Mặt khác, M&A là giải pháp nên cân nhắc và xem xét khi việc tạo dựng uy tín và chiếm giữ thị phần trong thời gian ngắn một cách độc lập là rất khó khăn.
d. M&A là phương thức hiệu quả để các định chế tài chính nước ngoài tham gia vào thị trường tài chính mới nổi Việt Nam: Ngoài ra, một nguyên nhân nữa dẫn
đến xu hướng M&A trong ngành ngân hàng có thể là do các tổ chức, tập đoàn tài chính lớn theo các quy định hiện hành chưa có điều kiện tham gia nhiều vào lĩnh vực ngân hàng nên sẽ thực hiện việc sáp nhập và mua lại - trước mắt để giành lấy một vị trí trong hoạt động ngân hàng.
Khoan nói về những thương vụ mua bán theo kiểu thâu tóm. Hợp nhất - sáp nhập nếu có sự chủ động, chuẩn bị kỹ lưỡng và sự phù hợp giữa hai bên đối tác sẽ dễ dàng tạo ra hiệu quả "cộng hưởng" của định chế tài chính có ảnh hưởng lớn trên thị trường.
Với các NHTM nội địa lớn, có thương hiệu, có thị phần vững chắc, đương nhiên sẽ có tính chủ động cao trong việc tìm kiếm con đường đi của riêng mình. Việc các đối tác chiến lược nước ngoài nắm giữ tới 10-15%, thậm chí 20% cổ phần chưa thể có sức chi phối hoàn toàn với các hoạt động của ngân hàng. Các đối tác sẽ mang lại cho ngân hàng những giá trị mới về quản trị tài chính, quản trị rủi ro, những kinh nghiệm và kỹ năng quốc tế - vốn là điểm yếu và rất cần thiết với các NHTM Việt Nam trong quá trình hội nhập.
Vì những lý do trên, M&A ngày càng được các chủ thể kinh doanh sử dụng một cách rộng rãi nhằm rút ngắn con đường phát triển, mở rộng thị trường, mở rộng ngành nghề kinh doanh. Các tổ chức tài chính, các ngân hàng nước ngoài đã và đang tích cực sử
dụng công cụ M&A để xâm nhập thị trường Việt Nam trong đó M&A trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng chiếm tỷ trọng khá lớn. Các ngân hàng này tiếp tục mở rộng phạm vi sở hữu/ hợp tác của mình. Giá cổ phiếu của một số ngân hàng nhỏ Việt Nam đang xuống bằng mệnh giá đang khiến nhiều tập đoàn tài chính thế giới cảm thấy phấn khích và coi