Dự thảo thông tư hướng dẫn việc hợp nhất và sáp nhập các tổ chức tín dụng:

Một phần của tài liệu Hợp nhất và sáp nhập trong lĩnh vực ngân hàng - Kinh nghiệm thế giới và giải pháp cho Việt Nam (Trang 52)

thu được từ việc chuyển nhượng vốn góp hoặc cổ phần trong một doanh nghiệp tại Việt Nam. Tuy nhiên, các đối tượng là cá nhân hiện nay được miễn thuế đến khi Luật Thuế thu nhập Cá nhân mới dự kiến sẽ có hiệu lực vào năm 2009.

Bộ luật Lao động chỉ có một điều khoản quy định về việc chuyển giao người lao động liên quan đến các giao dịch M&A. Điều này khá hạn chế dưới góc độ của người sử dụng lao động. Nói rộng hơn, theo đánh giá của nhiều nhà đầu tư nước ngoài, luật lao động của Việt Nam quá thiên về người lao động và vì vậy gây khó khăn cho các nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam.

2.2.1.2 Dự thảo thông tư hướng dẫn việc hợp nhất và sáp nhập các tổ chức tín dụng: dụng:

Văn bản là sự kế thừa và khắc phục những bất cập của quy chế sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng cổ phần Việt Nam (ban hành theo Quyết định 241/1998/QĐ-NHNN5, ngày 17/7/1998, của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước).

Dự thảo thông tư xác định, việc hợp nhất, sáp nhập các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại được xét theo hai trường hợp, tự nguyện và chỉ định.

Tự nguyện sáp nhập, hợp nhất: Các TCTD tự nguyện sáp nhập hoặc hợp nhất để phù hợp với mục tiêu phát triển và nguyện vọng của chủ sở hữu.

Sáp nhập, hợp nhất theo chỉ định: Các TCTD không đảm bảo được mức vốn pháp định theo quy định hiện hành, hoặc hoạt động yếu kém, hoặc bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt không thực hiện được theo hình thức tự nguyện sáp nhập, hợp nhất và có nguy cơ làm ảnh hưởng đến an toàn hệ thống phải sáp nhập hoặc hợp nhất theo chỉ định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận. Về hình thức chỉ định, các thành viên soạn thảo nhận định rằng, hoạt động của các TCTD có tính nhạy cảm cao và lan truyền, một TCTD đổ vỡ có thể ảnh hưởng đến hoạt động của toàn hệ thống. Theo đó, một trường hợp nào đó rơi vào tình trạng yếu

hợp nhất theo phương thức tự nguyện thì phải thực hiện theo chỉ định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Và trong trường hợp này, Ngân hàng Nhà nước sẽ xây dựng phương án đối với từng trường hợp cụ thể.

Một điểm được lưu ý trong dự thảo là các quy định liên quan đến việc chuyển nhượng vốn góp tại các TCTD trong những trường hợp trên. Cụ thể, trong thời gian tạm ngừng chuyển nhượng vốn góp, thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc các TCTD tham gia sáp nhập, hợp nhất không được phép mua và/hoặc bán các phần vốn góp tại các TCTD tham gia sáp nhập và hợp nhất.

Trường hợp việc chuyển nhượng vốn góp là bất khả kháng, TCTD phải báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét quyết định trước khi thực hiện.

Do quá trình sáp nhập, hợp nhất các TCTD khá phức tạp và để đảm bảo tính thận trọng trong quá trình xử lý, dự thảo thông tư cũng đưa ra quy định đối với tất cả các trường hợp sáp nhập, hợp nhất phải áp dụng hai bước chấp thuận là chấp thuận nguyên tắc và chấp thuận chính thức. Đây cũng là hai bước bắt buộc trong quy định đối với việc thành lập các TCTD mới hiện nay.

Dự thảo cũng nêu lên những quy định về trình tự, thủ tục hợp nhất và sáp nhập các tổ chức tín dụng; trách nhiệm của các bên liên quan. Quy định về bố cáo, sáp nhập hợp nhất và các mẫu tờ trình, mẫu bố cáo cũng như mẫu thông tin tóm tắt về tình hình tài chính của TCTD.

Tuy nhiên, bản thân dự thảo cũng tồn tại những bất cập, nhất là trong tình hình thị trường tài chính, ngân hàng đang gặp nhiều khó khăn:

a. Khó xác định đối tượng yếu kém: Khoản 2, điều 3, chương I của Dự

thảo quy định: các TCTD không đảm bảo được mức vốn pháp định theo quy định hiện hành, hoặc hoạt động yếu kém, hoặc bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt không thực hiện được theo hình thức tự nguyện sáp nhập, hợp nhất và có nguy cơ làm ảnh hưởng đến an toàn hệ thống phải sáp nhập hoặc hợp nhất theo chỉ định của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước sau khi được Chính phủ chấp thuận. Tuy nhiên, nhiều ý kiến của đại diện các

NHTM cho rằng, việc xác định TCTD hoạt động yếu kém trong hoàn cảnh hiện nay có thể sẽ không khách quan, bởi việc cân đong đo đếm TCTD yếu kém hay không phải dựa trên rất nhiều yếu tố như: Năng lực về vốn, chất lượng sản phẩm, uy tín, năng lực Ban điều hành, mạng lưới hoạt động, chi nhánh...

Do đó, thông tư hướng dẫn này cần quy định cụ thể và rõ ràng ngân hàng yếu kém là như thế nào để không gây ra sự bất bình đẳng giữa các ngân hàng với nhau.

b. Thiếu tiêu chí cụ thể: Để hoạt động sáp nhập, hợp nhất các TCTD được diễn ra phù hợp với thực tế và mang lại lợi ích cho doanh nghiệp cũng như nhà đầu tư và xã hội, quy định của ngân hàng nhà nước, mà cụ thể là thông tư hướng dẫn này cần quy định cụ thể và rõ ràng ngân hàng yếu kém là như thế nào để không gây ra sự bất bình đẳng giữa các ngân hàng với nhau. Điều quan trọng là ngân hàng nhà nước phải thiết lập được bộ máy kiểm soát được các thông tin, chỉ số mà các NHTM đưa lên.

Ngoài ra, quy định tại khoản 3 điều 11 về phương án sát nhập phải có tóm tắt tình hình tài chính và hoạt động của các TCTD tham gia sáp nhập trong 3 năm gần nhất... Vậy, với những NHTM mới thành lập và hoạt động chưa đến 3 năm thì sao? Hay việc quy định Điều kiện để được sáp nhập hay hợp nhất phải có phương án khả thi, tuy nhiên tiêu chí cho phương án khả thi vẫn chưa có quy định cụ thể...

Có thể nói, với 5 chương và 24 điều quy định việc sáp nhập, hợp nhất của tổ chức tín dụng, dự thảo đã cố gắng đưa ra những hướng dẫn chi tiết cho việc sáp nhập các TCTD. Tuy nhiên, theo lời một chuyên gia trong tổ soạn thảo, đây là một hoạt động khá phức tạp, và chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn đối với mọi loại hình TCTD, vì vậy cần có thêm những ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp, đặc biệt là những “người trong cuộc” là rất cần thiết để khắc phục những bất cập, đảm bảo tính khách quan, công bằng và phù hợp với thực tiễn của hoạt động của các TCTD Việt Nam hiện nay.

2.2.2 Điều kiện về kinh tế và hoạt động M&A nói chung tại Việt Nam:

Một phần của tài liệu Hợp nhất và sáp nhập trong lĩnh vực ngân hàng - Kinh nghiệm thế giới và giải pháp cho Việt Nam (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)