Làm rõ lợi ích của chiến lược:

Một phần của tài liệu Hợp nhất và sáp nhập trong lĩnh vực ngân hàng - Kinh nghiệm thế giới và giải pháp cho Việt Nam (Trang 92)

B. Những vấn đề còn tồn tại:

3.2.2.3Làm rõ lợi ích của chiến lược:

Thực tế có tới 50%-70% thương vụ M&A thất bại vì không gia tăng giá trị cho cổ đông. Nguyên nhân thất bại chính là do lợi ích chiến lược không được làm rõ, nhất là thế mạnh dịch vụ, sản phẩm của bên bán không được coi trọng... thương hiệu của doanh nghiệp trong hoạt động M&A được xem là tài sản vô hình. Theo một nghiên cứu gần đây của Công ty Mckinsey (Mà các tài sản vô hình đóng vai trò chính yếu khi đánh giá doanh nghiệp trong các thương vụ M&A. Nhìn từ góc độ quản trị thương hiệu với hoạt động M&A của Việt Nam, có thể thấy hoạt động này được xúc tiến dưới ba nguyên nhân. Thứ nhất, khi thấy một doanh nghiệp làm ăn tốt, doanh nghiệp khác muốn góp vốn để cùng khai thác lợi thế thương hiệu, lợi thế thị trường. Thứ hai, một doanh nghiệp yếu kém được các thương hiệu mạnh hơn mua lại để sử dụng cơ sở hạ tầng và khách hàng. Thứ ba, doanh nghiệp có thương hiệu tốt nhưng làm ăn khó khăn bị mua lại để khai thác thương hiệu. Do vậy, các chuyên gia trong lĩnh vực này cho rằng với cả ba trường hợp trên, các doanh nghiệp trong nước nên cân nhắc kỹ, tránh để thương hiệu bị nuốt chửng sau khi M&A thành công. Thương hiệu bên bán sẽ dần bị lãng quên, trừ khi mức độ góp vốn của đối tác nước ngoài quá nhỏ, hoặc tên tuổi doanh nghiệp trong nước thực sự lớn. Như trường hợp Ngân hàng Á Châu, sau khi bán 80% cố phấn cho Ngân hàng Standard Chartered vẫn duy trì được tên tuổi vì ngân hàng này cho đối tác góp vốn chủ yếu để chuyển giao kỹ thuật công nghệ, chuyên môn quản lý, kinh doanh. Khi thực hiện M&A, để tránh tình trạng mất bò mới lo làm chuồng , doanh nghiệp cần có chuyên gia tư vấn thương hiệu ngay trong giai đoạn đàm phán.

Một phần của tài liệu Hợp nhất và sáp nhập trong lĩnh vực ngân hàng - Kinh nghiệm thế giới và giải pháp cho Việt Nam (Trang 92)