Các vụ hợp nhất & sáp nhập ngân hàng điển hình:

Một phần của tài liệu Hợp nhất và sáp nhập trong lĩnh vực ngân hàng - Kinh nghiệm thế giới và giải pháp cho Việt Nam (Trang 45)

Những thương vụ M&A ngân hàng lớn nhất thế giới

Năm Bên bán Bên mua Giá trị (tỉ USD)

2008 Dresdner Bank Commerzbank 14.4

2007 ABN Amro Barclays 87

2005 UFJ Holdings Mitsubishi Tokyo Financial Group 59.1

2004 Bank One JP Morgan Chase 58

2003 FleetBoston Financial Bank of America 47.7

1998 BankAmerica NationsBank 43.1

2006 Sanpaolo IMI Banca Intesa 37.7

1998 Citicorp Travelers 36.3

1999 National Westminster Bank Royal Bank of Scotland 32.4

1998 Wells Fargo Norwest 31.7

2000 JP Morgan Chase Manhattan 29.5

Nguồn: Tổng hợp

Mỹ: Năm 2004, Ngân hàng lớn thứ hai nước Mỹ JP Morgan Chase tuyên bố mua

lại ngân hàng Bank One, lớn thứ sáu tại Mỹ, với giá gần 60 tỷ USD. Theo thoả thuận sáp nhập, mỗi cổ phiếu Bank One sẽ được đổi sang 1,32 cổ phiếu JP Morgan.

JP Morgan có trụ sở tại New York, hiện sở hữu tài sản trị giá 793 tỷ USD (chỉ kém Citigroup) và hoạt động tại 50 nước. Còn Bank One, trụ sở tại Chicago, hiện có tài sản 290 tỷ USD.

Sau khi thông tin này được đưa ra, hôm qua, cổ phiếu JP Morgan rớt giá 4,64%, còn cổ phiếu Bank One tăng giá tới 10,13%. Ngân hàng sáp nhập dự kiến sẽ mở thêm 100 chi nhánh trong vòng 5 năm tiếp theo, tăng 19% so với thời điểm lúc đó.

Hà Lan: Năm 2007, Barclays đã công bố thoả thuận mua lại ABN AMRO trong

một thương vụ trị giá 67 tỉ Euro. ABN AMRO, được thành lập năm 1824, là một trong những ngân hàng lớn nhất châu Âu, và tiến hành hoạt động trên toàn thế giới. Ngân hàng này được hình thành từ vụ sáp nhập hai ngân hàng Algemene Bank Nederland (ABN) và Amsterdamsche-Rotterdamsche Bank (AMRO). Trước khi sáp nhập, ABN AMRO xếp thứ 8 tại châu Âu và xếp thứ 13 thế giới về tổng tài sản, với 4.500 chi nhánh trên 53 quốc

gia, với khoảng 110.000 nhân công và tổng tài sản 999 tỉ Euro. ABN AMRO đã đối mặt với nhu cầu chuyển mình mang tính bước ngoặt từ đầu năm 2007. Ngân hàng này vẫn chưa tiến gần tới mục tiêu tự đặt ra năm 2000 là nằm trong top 5 trong số những tập đoàn cùng quy mô, lấy tiêu chuẩn là ROE. Đây là mục tiêu mà Rijkman Groenink, giám đốc điều hành vừa được bổ nhiệm thời điểm đó, đặt ra. Từ 2000 tới 2006, giá cổ phiếu ABN AMRO có phần trì trệ.

Kết quả tài chính của năm tài chính 06 đã làm dấy lên mối quan ngại về tương lai của ngân hàng. Chi phí hoạt động tăng với tốc độ nhanh hơn doanh thu hoạt động, cho thấy càng mở rộng quy mô sẽ càng làm giảm hiệu quả. Hiệu suất đã giảm sút đến mức 69.9%. Tỉ lệ tăng các khoản nợ khó đòi hàng năm là 192%. Lợi nhuận ròng chỉ được đẩy lên khi liên tục bán tài sản.

Sau một loạt những kêu gọi mua lại, sáp nhập hoặc giải thể, với mối lo ngại rằng giá cổ phiếu của ABN AMRO không phản ánh giá trị thực tế của tài sản cơ sở, cuối cùng vào ngày 23/4/2007, Barclays đã công bố thoả thuận mua lại ABN AMRO trong một thương vụ trị giá 67 tỉ Euro. Theo John Varley thuộc Barclay, đây là “thương vụ sáp nhập lớn nhất trong lĩnh vực dịch vụ tài chính toàn cầu, và giao dịch xuyên quốc gia tầm cỡ nhất”.

Đức: Tập đoàn bảo hiểm Allianz SE đã đồng ý bán lại ngân hàng lớn thứ ba của quốc gia này là Dresdner Bank cho ngân hàng lớn thứ hai là Commerzbank. Thương vụ này trị giá 14,4 tỷ USD (khoảng 9,8 tỷ euro).Như vậy, Dresdner Bank và Commerzbank sẽ hợp nhất thành một ngân hàng mới có số vốn 1.090 tỷ Euro và 12,3 triệu khách hàng. Tuy nhiên, cho dù là vụ sát nhập của những ngân hàng nằm trong Top 3 của Đức thì ngân hàng mới này vẫn chỉ đứng thứ 2, sau Deutsche Bank hiện đang có số tài sản ước tính khoảng 2.000 tỷ Euro.

Việc sáp nhập ngân hàng đình đám nhất của nước Đức này được tiến hành trong hai giai đoạn: Commerzbank chỉ mua 60,2% cổ phần của Dresdner trong năm 2008, sau đó sẽ mua nốt số còn lại trong năm 2009. Giá trị thị trường của Dresdner theo ước tính

khoảng 8 đến 9 tỉ euro. Commerzbank phải cung cấp tài chính một phần cho thương vụ sáp nhập trên bằng cách trao đổi cổ phiếu.

Một phần của tài liệu Hợp nhất và sáp nhập trong lĩnh vực ngân hàng - Kinh nghiệm thế giới và giải pháp cho Việt Nam (Trang 45)