B. Những vấn đề còn tồn tại:
3.2.1.2 Hoàn thiện những qui định đặc thù cho hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân
chứng khoán và các qui định khác của pháp luật có liên quan (Điều 76).
Và dù nhà nước có quy định hay không, dù gọi bằng tên gọi này hay tên gọi khác, các hoạt động M&A vẫn diễn ra như một nhu cầu tất yếu, do đó, nhiệm vụ của Nhà nước là cần hoàn thiện các quy định hiện hành, đưa đến thống nhất các khái niệm và quy định chung, đảm bảo cách hiểu xuyên suốt, rõ ràng để pháp luật không chỉ là công cụ quản lý đối với hoạt động này mà còn trở thành một động lực thúc đẩy M&A phát triển đúng hướng để mang lại hiệu quả cao hơn về cả kinh tế và xã hội.
Hành lang pháp lý này sẽ tạo điều kiện để xác lập giao dịch, địa vị của bên mua, bên bán, hậu quả pháp lý sau khi kết thúc giao dịch. Các quy định liên quan đến hoạt động M&A để xác lập giao dịch hình thành trong các quy định của Bộ luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Cạnh tranh... mới chỉ dừng lại ở việc xác lập về mặt hình thức của hoạt động M&A. Do đó, cần phải quy định đầy đủ hơn nữa về mặt nội dung liên quan đến định giá, giải quyết các vấn đề tài chính, cổ phần, cổ phiếu, người lao động, thuế, phí... của doanh nghiệp trong quá trình và sau khi M&A.
3.2.1.2 Hoàn thiện những qui định đặc thù cho hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng ngân hàng
Như đã nói ở chương II, dự thảo thông tư hướng dẫn việc hợp nhất và sáp nhập các tổ chức tín dụng ra đời là sự kế thừa và khắc phục những bất cập của quy chế sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng cổ phần Việt Nam (ban hành theo Quyết định 241/1998/QĐ-NHNN5, ngày 17/7/1998, của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước). Nhưng chính dự thảo cũng còn tồn tại những bất cập cần khắc phục:
a. Trong quy định về sáp nhập những ngân hàng yếu kém, thông tư hướng dẫn này cần quy định cụ thể và rõ ràng ngân hàng yếu kém là như thế nào để không gây ra sự bất bình đẳng giữa các ngân hàng với nhau.
b. Làm rõ hơn những quy định về việc M&A giữa một ngân hàng Việt Nam và một TCTD phi ngân hàng:
Hiện nay, trong các văn bản pháp luật chưa đề cập đến việc M&A giữa một ngân hàng Việt Nam và một TCTD phi ngân hàng, ví dụ như giữa một ngân hàng Việt Nam (ngân hàng A) và một công ty cho thuê tài chính (công ty B) tại một địa phương cụ thể (tỉnh X) mà nơi đó đã có sự hiện diện của chi nhánh hoặc công ty cho thuê tài chính của chính ngân hàng này và chỉ có họ mà thôi.
Điều cần lưu ý là các TCTD phi ngân hàng cũng cung cấp các dịch vụ tài chính - ngân hàng tương tự như các ngân hàng nhưng không đầy đủ và đa dạng bằng. Do đó, nếu đứng trên phạm vi toàn quốc thì trường hợp xảy ra M&A giữa hai tổ chức nói trên có thể sẽ không vi phạm qui định về tập trung kinh tế theo pháp luật hiện hành.
Như vậy, rõ ràng là sau khi vụ M&A diễn ra thì khách hàng có nhu cầu sử dụng các nghiệp vụ của công ty B chắc chắn sẽ không còn nhận được các sản phẩm, dịch vụ và điều kiện như cũ nữa vì trên địa bàn X chỉ còn duy nhất một đơn vị cung ứng loại sản phẩm, dịch vụ này là ngân hàng A. Điều này có nghĩa là hoạt động M&A giữa ngân hàng A và công ty B diễn ra đã gây phương hại đến hoạt động cạnh tranh tại địa phương X. Trong trường hợp này, thiết nghĩ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng cần ban hành qui định về vấn đề này như sau:
- Các bên có liên quan phải đảm bảo sau khi tiến hành M&A giữa ngân hàng A và công ty B tại địa phương X (như ví dụ ở trên) không được làm xấu đi hiện trạng về việc cung ứng sản phẩm tài chính đang được cung cấp tại địa bàn như về chủng loại sản phẩm, giá cả, điều kiện tiếp cận trừ khi đưa ra những sản phẩm, dịch vụ mới - chưa được cung cấp tại đây;
- Trong trường hợp người sử dụng sản phẩm dịch vụ của công ty B hoặc ngân hàng A tại địa phương X khiếu nại và chứng minh được việc M&A giữa ngân hàng A và công ty B đã dẫn đến thiệt hại của mình thì ngân hàng A và công ty B phải chịu sự xử lý của pháp luật vì đã vi phạm qui định về cạnh tranh.
Qui định hiện hành của Việt Nam liên quan đến hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng cần có những quy định cụ thể về các vấn đề lien quan tới một số tình huống sau:
- Hoạt động M&A của TCTD phi ngân hàng nước ngoài và ngân hàng Việt Nam;
- Hoạt động M&A giữa các TCTD Việt Nam không phải là ngân hàng; - Ngân hàng Việt Nam niêm yết ở nước ngoài;
- TCTD nước ngoài hoặc nhà đầu tư nước ngoài tham gia mua vốn tại hai ngân hàng Việt Nam trở lên;
Do đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần bổ sung thêm các qui định liên quan đến các vấn đề nói trên để hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng có thể được kiểm soát chặt chẽ và đầy đủ hơn.
Thêm nữa, thị trường M&A là một thị trường cần sự tham gia, tham vấn của nhiều chuyên gia có kinh nghiệm chuyên sâu về các lĩnh vực khác nhau như luật pháp, tài chính, thương hiệu... do đó, cần có những chương trình đào tạo để có được đội ngũ chuyên gia tốt, những người môi giới, tư vấn cho cả bên mua, bên bán, đồng thời là người cung cấp thông tin tốt nhất về thị trường. Có như vậy thị trường M&A Việt Nam mới hoạt động tốt và đi vào chuyên nghiệp.
Như một xu hướng tất yếu, cùng với sự hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu và sự mở cửa thị trường, đặc biệt là thị trường tài chính theo cam kết gia nhập WTO của Việt Nam, hoạt động M&A trong ngành ngân hàng sẽ ngày càng sôi động. Đây được nhận định là một xu hướng tốt lành cho nền kinh tế nước ta. Tuy nhiên, với điều kiện, thị trường này phải hoạt động lành mạnh theo những quy định của luật pháp.