Hoàn thiện những quy định chung về M&A:

Một phần của tài liệu Hợp nhất và sáp nhập trong lĩnh vực ngân hàng - Kinh nghiệm thế giới và giải pháp cho Việt Nam (Trang 85)

B. Những vấn đề còn tồn tại:

3.2.1.1 Hoàn thiện những quy định chung về M&A:

Trước tiên có thể kể đến việc thuật ngữ M&A vẫn được dịch và hiểu chưa thống nhất. Ví dụ: trong khi Luật Đầu tư chỉ đưa ra các khái niệm (Điều 25): “sáp nhập” và “mua lại công ty” mà không đưa ra nội hàm của các khái niệm này; thì Luật Doanh nghiệp sử dụng các khái niệm: “Sáp nhập” (Điều 153), mà không sử dụng thuật ngữ “mua lại công ty” tuy nhiên lại có thêm thuật ngữ “hợp nhất doanh nghiệp” (Điều 152). Do đó, cần có sự xem xét lại việc sử dụng thuật ngữ cho thống nhất với nhau và phù hợp hơn với thông lệ chung trên thế giới.

Bên cạnh đó, hệ thống luật thực định của Việt Nam hiện nay, mặc dù có nhiều quy định về hoạt động M&A tại nhiều bộ luật như: Luật Doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật Cạnh tranh, các quy định trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán và nhiều lĩnh vực chuyên ngành khác... Tuy nhiên, do sự « nhầm lẫn » ngay từ khái niệm nên có thể nói những quy định về hoạt động M&A hiện đang nằm rải rác trong nhiều văn bản pháp luật và “chưa thực sự rõ ràng và thống nhất”.

Tại Việt Nam, qui định của Nhà nước liên quan đến hoạt động M&A được đề cập đến trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau như Bộ Luật Dân sự; Luật Cạnh tranh 2004; Luật Doanh nghiệp 2005; Luật Chứng khoán 2006; Luật Đầu tư 2005. Do chịu sự điều tiết của nhiều văn bản pháp luật khác nhau nên hoạt động M&A vẫn tồn tại những cách hiểu khác nhau:

- Luật Cạnh tranh 2004, hoạt động M&A được xem là hành vi tập trung kinh tế thuộc nhóm các hành vi hạn chế cạnh tranh;

- Luật Doanh nghiệp 2005, hoạt động M&A được xem là hành vi “tổ chức lại doanh nghiệp”;

- Luật Đầu tư 2006 lại xuất phát từ việc phân loại đầu tư trực tiếp (nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư) và đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư.

Tuy nhiên, việc M&A có lúc được xem là hoạt động đầu tư trực tiếp (Điều 21) nhưng có khi lại được xem là hoạt động đầu tư gián tiếp (Điều 26). Việc đầu tư ra nước

Một phần của tài liệu Hợp nhất và sáp nhập trong lĩnh vực ngân hàng - Kinh nghiệm thế giới và giải pháp cho Việt Nam (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)