Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM trong nước

Một phần của tài liệu Hợp nhất và sáp nhập trong lĩnh vực ngân hàng - Kinh nghiệm thế giới và giải pháp cho Việt Nam (Trang 88)

B. Những vấn đề còn tồn tại:

3.2.2.1 Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM trong nước

Đây là giải pháp tiên quyết nhất để các NHTM có thể “tự tin” trong các giao dịch M&A nói chung và các giao dịch M&A với đối tác nước ngoài nói riêng nhằm thu được lợi thế về thỏa thuận, giá cả…

a. Nâng cao năng lực tài chính, giảm thiểu rủi ro cho các NHTM. Các NHTM cần tăng vốn tự có, đa dạng hóa cấu trúc sở hữu vốn tự có, xử lý nợ tồn đọng và ngăn chặn nợ xấu gia tăng, nâng cao chất lượng tài sản và tỷ lệ tài sản sinh lời ngang tầm của một định chế tài chính ngân hàng mang tính thương mại và có khả năng cạnh tranh cao. Phát triển lợi thế cạnh tranh (công nghệ, nhân lực, quản trị điều hành, cơ cấu tổ chức, mạng lưới phân phối, thị trường và khách hàng), đồng thời cơ cấu lại hoạt động với trọng tâm là nâng cao năng lực quản trị điều hành kinh doanh trong điều kiện kinh doanh hiện đại và cạnh tranh mạnh mẽ.

b. Đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng, đa dạng thị trường. Đầu tư nghiên cứu và

phát triển dịch vụ ngân hàng mới có hàm lượng ứng dụng công nghệ cao (thẻ thanh toán, thẻ thông minh, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, internet banking, home banking, e_banking). Cải tiến và hoàn thiện hệ thống các dịch vụ truyền thống thông qua việc cải tiến chất lượng dịch vụ, thủ tục giao dịch, phong cách phục vụ và chính sách tìm hiểu thị trường. Tập trung vào các khu vực thị trường mục tiêu: Khu vực đô thị, khu công nghiệp, các trung tâm kinh tế - thương mại. Các khách hàng mục tiêu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các tập đoàn quốc gia và đa quốc gia, cá nhân và gia đình có thu nhập trên mức trung bình. Những thị trường mới nổi và thị trường có nhiều tiềm năng, nhất là khu vực dịch vụ ngân hàng bán lẻ, tài trợ dự án, tài trợ thương mại, dịch vụ thanh toán và chuyển tiền.

c. Tăng cường tính chuyên nghiệp trong quản lý và nghiệp vụ ngân hàng.

Tăng cường năng lực quản lý điều hành tập trung, thống nhất toàn hệ thống tại Hội sở chính thông qua xây dựng hệ thống các định chế quản lý nội bộ theo tiêu chuẩn quốc tế; phát triển mô hình cơ cấu tổ chức ngân hàng theo hướng hiện đại, hướng đến khách hàng và sản phẩm, dịch vụ. Phát triển nền văn hóa doanh nghiệp hiện đại với một tinh thần đạt được sự thỏa mãn cao nhất của khách hàng về các dịch vụ của ngân hàng để đảm bảo hài

hòa lợi ích Cộng đồng - Khách hàng - Ngân hàng. Xây dựng môi trường nội bộ lành mạnh với hệ thống khuyến khích có hiệu quả.

d. Đối với bên bán là ngân hàng trong nước, cần tìm hiểu thông tin và tích lũy kinh nghiệm cần thiết để nhận diện bên mua tiềm năng:

Trong thực tế, tồn tại một cách hiểu đơn giản từ đa số ngân hàng trong nước về bên mua tiềm năng: các cá nhân hoặc tổ chức có tiền và có kế hoạch đầu tư được xác định.

Sự thật về bên mua tiềm năng: các cá nhân hoặc tổ chức có tiền, có kế hoạch đầu tư được xác định, có mục tiêu và thoái đầu tư cụ thể, có kinh nghiệm chuyên môn về thoái đầu tư và định giá, có lượng thông tin thị trường và các phân tích cần thiết.

Một số mục tiêu đầu tư chủ yếu được nhận diện bao gồm: (i) Thu lợi nhuận từ nguồn tài chính khả dụng (chuyên nghiệp hoặc không chuyên); (ii) Mở rộng/tăng trưởng quy mô và hoạt động; (iii) Củng cố hoặc điều chỉnh danh mục hoạt động kinh doanh (business porfolios); (iv) Trở thành đối tác chiến lược và tận dụng những giá trị lợi thế của ngân hàng mục tiêu; (v) Chấm dứt một đối thủ hoặc một (dòng) sản phẩm/dịch vụ cạnh tranh, củng cố sự hiện diện tại các thị trường đang có trình trạng cạnh tranh cao; (vi) Thâm nhập một thị trường mới.

Động cơ giá trị của thương vụ tài chính mà các bên mua này đang hướng tới cũng khác nhau và có ảnh huởng nhất định tới thành công của giao dịch. Nhìn chung, động cơ giá trị tập trung vào tiềm năng thị trường và thị phần, tiềm năng tăng trưởng, sức cạnh tranh tại thị trường trong nuớc, mối quan hệ với khách hàng, lợi nhuận gia tăng, luồng tiền ổn định và kinh nghiệm quản lý của ngân hàng mục tiêu/bên bán.

Xét về mục tiêu đầu tư, các bên mua tiềm năng thường bao gồm ba nhóm: các quỹ đầu tư vốn tư nhân trong hoặc ngoài nước (private equity investors), các định chế tài chính (investment/funding banks) và các ngân hàng – doanh nghiệp hoạt động cùng ngành.

"họ là ai?" một cách đầy đủ trước khi thực hiện động thái trong lộ trình bán toàn bộ hoặc một phần tài sản hay vốn của mình. Bên cạnh đó, giới hạn về mạng lưới quan hệ với bên mua tiềm năng cũng tạo ra những bối rối nhất định, thêm vào đó là giới hạn về ngôn ngữ. Theo quan sát, ngay cả khi có cơ hội tiếp xúc với bên mua tiềm năng, bên bán cũng chưa có được sự chuẩn bị cần thiết để tìm hiểu về đối tác.

Hiểu biết giới hạn về động cơ giá trị của bên mua: Khi câu hỏi "họ là ai?" đã có câu trả lời, bây giờ thì "họ sẽ quan tâm tới giá trị hoặc yếu tố trọng tâm nào?".

Hiểu biết rõ ràng và đầy đủ về động cơ giá trị của bên mua sẽ trợ giúp bên bán tham gia vào tiến trình giao dịch một cách tự tin và thực hiện các bước công việc một cách hiệu quả nhất. Hơn thế nữa, bên bán sẽ có được sự kiểm soát rủi ro tốt hơn từ phía mình. Ngược lại, thiếu hiểu biết về vấn đề này thường tạo ra sự hoài nghi khi giao dịch đang diễn ra hoặc quyết định bắt đầu tham gia một giao dịch sẽ chậm hơn, dẫn đến:

- Bỏ lỡ cơ hội thực hiện giao dịch vì tốn quá nhiều thời gian "củng cố" doanh nghiệp;

- Hiểu biết chưa đầy đủ về tiến trình của một giao dịch tài chính; - Định giá cao và thiếu cơ sở hợp lý;

- Quá lợi dụng đòn bẩy cạnh trạnh để tạo lợi thế nhiều nhất cho mình; - Lo sợ việc tích hợp sẽ có ảnh huởng không tích cực.

Một phần của tài liệu Hợp nhất và sáp nhập trong lĩnh vực ngân hàng - Kinh nghiệm thế giới và giải pháp cho Việt Nam (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)