Nguyên nhân dẫn đến M&A trong nền kinh tế nói chung và trong lĩnh vực ngân

Một phần của tài liệu Hợp nhất và sáp nhập trong lĩnh vực ngân hàng - Kinh nghiệm thế giới và giải pháp cho Việt Nam (Trang 35)

ngân hàng nói riêng

Trong nền kinh tế hiện đại, đối với người mua - thường là nhà đầu tư nước

ngoài khi muốn thâm nhập vào thị trường các nước đang phát triển - M&A giúp tiếp cận thị trường một cách nhanh nhất thông qua “ăn sẵn” các giá trị của công ty bị mua lại, giúp giảm chi phí và thời gian gia nhập thị trường, giảm chi phí trong quá trình xây dựng cơ sở vật chất, khách hàng ban đầu... M&A với tư cách là một hình thức tập trung kinh tế, tập trung nguồn lực sẽ tạo ra năng lực cạnh tranh mạnh mẽ, đạt hiệu quả về chi phí, chiếm lĩnh thị phần lớn hơn, hiệu quả vận hành cao hơn… qua đó cạnh tranh được với các đối thủ, đồng thời giảm thiểu rủi ro cho sự gia nhập thị trường của nhà đầu tư.

Đối với người bán - thường là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, có giới hạn về vốn, công nghệ, thị trường, nguồn nhân lực... việc sáp nhập, hợp nhất sẽ tạo tiền đề để doanh nghiệp phát triển. Đặc biệt, khi các doanh nghiệp được sáp nhập, M&A sẽ làm gia tăng giá trị của doanh nghiệp với thương hiệu, uy tín, chất lượng, công nghệ, kỹ năng, kinh nghiệm quản trị của người mua. Doanh nghiệp sau quá trình M&A có nhiều cơ hội hơn khi tiếp cận thị trường thế giới, có thể phát triển trong cuộc cạnh tranh quốc tế, tích lũy các kinh nghiệm quốc tế và dần dần lớn mạnh.

Đối với lĩnh vực ngân hàng, trong bối cảnh bùng nổ hoạt động cũng như sự

cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn trong lĩnh vực này, sau giai đoạn lập mới liên tục, người ta bắt đầu nói đến câu chuyện sáp nhập. Rõ ràng, khi mà nội lực của một số ngân hàng nhỏ suy kiệt đến mức báo động đỏ và bối cảnh thị trường còn quá nhiều thử thách

mà tự thân các ngân hàng khó lòng vượt qua thì nhu cầu hợp tác, mượn sức, kề vai trở thành nhu cầu khách quan. Xu thế sáp nhập các ngân hàng trở thành tất yếu.

Các ngân hàng nhỏ sau khi sáp nhập vào ngân hàng lớn, trở thành một phần của ngân hàng lớn, sự hỗ trợ về cả vốn, nhân lực và công nghệ, kèm theo sự đảm bảo về uy tín từ một định chế tài chính lớn là một nguồn trợ lực cần thiết cho các ngân hàng nhỏ vững tin chèo thuyền qua dòng nước xiết.

Việc sáp nhập là cần thiết để tránh nguy cơ sự sụp đổ của dù chỉ một ngân hàng nhỏ bởi việc này khi xảy ra sẽ gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc - một hiệu ứng domino sụp đổ lan tràn nếu có thực sự có ngân hàng phải đóng cửa. Rõ ràng sáp nhập ngân hàng là cách khả dĩ hơn cả để tránh từ “đóng cửa” hay “phá sản”.

Ngoài ra, một nguyên nhân nữa dẫn đến xu hướng M&A trong lĩnh vực ngân hàng đó là do các tổ chức, tập đoàn tài chính lớn muốn tham nhiều vào lĩnh vực ngân hàng nên sẽ thực hiện việc sáp nhập và mua lại - trước mắt để giành lấy một vị trí trong lĩnh vực này.

Một phần của tài liệu Hợp nhất và sáp nhập trong lĩnh vực ngân hàng - Kinh nghiệm thế giới và giải pháp cho Việt Nam (Trang 35)