Chỉ số Đơn vị Tốt Chấp nhận Kém
Glucose máu
mmol/l
- Lúc đói 4,4 -6,1 6,2 – 7,0 >7,0
- Sau ăn 4,4 – 7,8 7,8 – 10,0 >10,0
Mức độ suy thận Độ thanh thải creatinin (ml/phút)
Bình thường ≥ 80
Suy thận nhẹ 50 - 80
Suy thận trung bình 15 - 50
HbA1C % ≤ 6,5 >6,5 - ≤ 7,5 > 7,5 Huyết áp mmHg ≤ 130/80* 130/80-140/90 > 140/90 BMI Kg/m2 18,5 – 23 18,5 – 23 ≥ 23 Cholesterol TP mmol/l <4,5 4,5 - ≤5,2 ≥ 5,3 HDL-C mmol/l >1,1 ≥ 0,9 < 0,9 Triglycerid mmol/l 1,5 1,5 – 2,2 > 2,2 LDL-C mmol/l < 2,5** 2,5 – 3,4 ≥ 3,4 Non-HDL mmol/l 3,4 3,4 – 4,1 >4,1
*Người có biến chứng thận từ mức có microalbumin niệu HA ≤ 125/75. **Người có tổn thương mạch LDL-C nên dưới 1,7 mmol/l (dưới 70mg/dl). 2.4.4. Xác định tương tác thuốc
Xác định tương tác thuốc dựa trên các nguồn tài liệu: www.Drugs.com; Drugs Interaction Facts 2009, Stockley’s Drug Interation (2009), Tương tác thuốc và chú ý khi sử dụng – Bộ Y Tế.
Mức độ tương tác căn cứ theo nguồn tài liệu : www.Drugs.com; Tương tác thuốc và chú ý khi sử dụng – Bộ Y Tế.
2.4.5. Cơ sở phân tích tính hợp lý sử dụng thuốc trên bệnh nhân ĐTĐ typ 2
- Phân tích tính hợp lý khi lựa chọn thuốc trên bệnh nhân ĐTĐ căn cứ vào Hướng dẫn điều trị của IDF và Quyết định số 3280/QĐ- BYT về hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ĐTĐ typ 2 của Bộ Y Tế ban hành ngày 9/9/2011.
- Phân tích lựa chọn thuốc lúc mới nhập viện căn cứ vào FPG và HbA1C trong một số trường hợp đặc biệt:
+ Nếu HbA1C > 9,0 % mà mức glucose máu lúc đói trên 13,0 mmol/L có thể chỉ định 2 loại thuốc viên hạ glucose máu phối hợp.
+ Nếu HbA1C > 9,0 % mà mức glucose máu lúc đói trên 15,0 mmol/L có thể chỉ định dùng ngay insulin.
+ Người có mức HbA1C trên 9% và mức glucose lúc đói trên 15 mmol/L.
+ Người bệnh ĐTĐ đang mắc bệnh cấp tính khác như nhiễm trùng nặng, nhồi máu cơ tim, đột quỵ…
+ Người bệnh ĐTĐ suy thận có chống chỉ định dùng thuốc hạ glucose máu đường uống.
+ Người điều trị các thuốc hạ glucose máu không hiệu quả, người bị dị ứng với các thuốc hạ glucose máu đường uống.
- Sử dụng metformin “hợp lý” thỏa mãn các yếu tố: + Metformin không được chỉ định trong các trường hợp: Nhiễm toan thể ceton, tiền hôn mê đái tháo đường.
Suy thận hoặc rối loạn chức năng thận (độ thanh thải creatinin < 60ml/phút hoặc nồng độ creatinin huyết thanh ≥ 150 μmol/L).
Các trường hợp cấp tính hoặc có khả năng làm biến đổi chức năng thận như mất nước, sốc, nhiễm trùng nặng.
Bệnh cấp tính hay mạn tính có thể gây nên tình trạng thiếu oxy mô: suy hô hấp, suy tim, nhồi máu cơ tim gần đây, sốc.
Suy gan hoặc nhiễm độc rượu cấp tính.
+ Đánh giá sử dụng metformin trên bệnh nhân có chức năng thận suy giảm căn cứ vào hướng dẫn điều trị của Viện Y tế và Chăm sóc sức khỏe quốc gia Anh (National Institute for Health and Care excellence-NICE): giám sát chức năng thận của bệnh nhân khi sử dụng metformin, nếu nồng độ creatinin huyết thanh ≥ 130 μmol/L cần điều chỉnh liều metformin, và dừng thuốc nếu nồng độ creatinin huyết thanh ≥ 150 μmol/L.
2.5. Xử lý số liệu
- Thu thập và xử lý các số liệu theo phương pháp thống kê y học. - Phân tích xử lý các số liệu bằng phần mềm SPSS và Stata.
Chương 3. KẾT QUẢ
3.1. Khảo sát sử dụng thuốc trên bệnh nhân ĐTĐ typ 2
3.1.1. Đặc điểm của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu3.1.1.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân 3.1.1.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân
Tuổi và giới tính