Các chế phẩm
Thời gian hoạt động (h) Thời gian bắt
đầu tác dụng
Thời gian đạt tác dụng tối
đa
Thời gian kéo dài tác dụng
Tác dụng nhanh (tiêm dưới da)
Lispro < 0.25 0.5-1.5 3-4
Aspart < 0.25 0.5-1.5 3-4
Glulisine < 0.25 0.5-1.5 3-4
Tác dụng tương đối nhanh
Regular 0.5-1.0 2-3 4-6 Tác dụng trung gian Lente(insulin Zinc) 1-3 6-14 20 NPH (isophan insulin) 1-2 6-14 14-18 Tác dụng kéo dài NPH 1 – 4 6 -10 10 -16 Detemir 1 – 4 - a 12 – 20 Glargine 1 – 4 - a 24 Insulin kết hợp
75/25- 75% protamine lispro, 25 % lispro < 0.25 1.5h b 10 – 16 70/30 – 70% protamine aspart, 30% aspart. < 0.25 1.5h b 10 – 16 50/50 – 50% protamine lispro, 50% lispro < 0.25 1.5h b 10 – 16 70/30 – 70% NPH, 30%
regular insulin 0.5 – 1 (dual) 10 -16
50/50 – 50% NPH, 50%
regular. 0.5 - 1 (dual) 10 -16
a: thời gian đạt tác dụng tối đa của glargine ngắn, determin đạt tác dụng tối đa trong khoảng 6-14h.
bDual: hai thời điểm đạt tác dụng tối đa, một đỉnh tại thời điểm 2-3h, một đỉnh đạt vài giờ sau đó.
b. Chỉ định
- Có thể chỉ định insulin ngay từ lần khám đầu tiên nếu mức HbA1C trên 9,0% mà mức glucose lúc đói trên 15,0 mmol/l.
- Người bệnh ĐTĐ nhưng đang mắc một bệnh cấp tính khác như nhiễm trùng nặng, nhồi máu cơ tim, đột quỵ..
- Người bệnh ĐTĐ suy thận có chống chỉ định dùng thuốc viên hạ glucose máu, người bệnh có tổn thương gan.
- Người ĐTĐ mang thai hoặc ĐTĐ thai kỳ.
- Người điều trị thuốc hạ glucose máu bằng thuốc viên không hiệu quả, người bị dị ứng với các thuốc viên hạ glucose máu [4].
c. Liều dùng
Với bệnh nhân ĐTĐ typ 2, liều insulin thay đổi phụ thuộc vào tình trạng kháng insulin và phối hợp với các thuốc làm tăng nhạy cảm với insulin tại mô đích. Theo
khuyến cáo điều trị của IDF, insulin nên được bắt đầu điều trị với liều thấp trên bệnh nhân ĐTĐ type 2.
d. Tương tác thuốc
Không có tương tác thuốc đáng kể nhưng một số thuốc có thể ảnh hưởng đến tác dụng kiểm soát đường huyết như các thuốc ức chế men chuyển, α-interferon, thuốc lợi tiểu, glucocorticoid… [29].
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Bệnh án của bệnh nhân điều trị tại bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108 từ 01/01/2013 đến 31/12/2013 thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ sau:
Tiêu chuẩn lựa chọn
- Điều trị tại khoa Nội tim mạch, bệnh viện Trung ương Quân đội 108 với chẩn đoán ĐTĐ typ 2.
- Thời gian bệnh nhân dùng thuốc ít nhất là 3 ngày. Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh án của bệnh nhân đang điều trị tại khoa nhưng trong quá trình điều trị lại chuyển viện hay chuyển sang khoa khác.
- Chẩn đoán ĐTĐ nhưng không được dùng thuốc.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp lấy mẫu
Chúng tôi tiến hành lấy toàn bộ bệnh án của bệnh nhân được chẩn đoán ĐTĐ typ 2 thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ, có thời gian nhập viện từ ngày 01/01/2013 đến ngày 31/12/2013.
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu
- Nghiên cứu hồi cứu mô tả.
- Thu thập thông tin từ bệnh án của bệnh nhân vào phiếu thu thập thông tin chung (phụ lục 1).
2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1. Khảo sát sử dụng thuốc trên bệnh nhân ĐTĐ typ 2 2.3.1.1. Đặc điểm bệnh nhân 2.3.1.1. Đặc điểm bệnh nhân 2.3.1.1. Đặc điểm bệnh nhân
Đặc điểm chung của bệnh nhân - Tuổi, giới tính.
- Thời gian mắc bệnh. - Lý do vào viện.
Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân - Thể trạng của bệnh nhân (BMI).
- Biến chứng ĐTĐ và bệnh lý mắc kèm ở bệnh nhân. - Chức năng thận của bệnh nhân lúc mới nhập viện.
- Các chỉ số xét nghiệm cận lâm sàng liên quan đến bệnh ĐTĐ typ 2 lúc mới nhập viện:
+ Nồng độ glucose máu lúc đói (FPG). + Tỷ lệ hemoglobin A1C (HbA1C).
+ Nồng độ lipid máu: HDL, LDL, triglycerid, cholesterol toàn phần. + Huyết áp.
2.3.1.2. Đặc điểm sử dụng thuốc điều trị ĐTĐ
Tiền sử dùng thuốc điều trị ĐTĐcủa bệnh nhân.
- Tỷ lệ bệnh nhân có tiền sử sử dụng thuốc điều trị ĐTĐ.
- Các phác đồ điều trị ĐTĐ đã được sử dụng trước khi nhập viện trên bệnh nhân có tiền sử dùng thuốc điều trị ĐTĐ.
Các thuốc điều trị ĐTĐ typ 2 được sử dụng trong đợt điều trị.
Đặc điểm của phác đồ điều trị lúc bệnh nhân mới nhập viện được sử dụng trong mẫu nghiên cứu trên từng đối tượng bệnh nhân:
+ Bệnh nhân vào viện trong tình trạng cấp cứu. + Bệnh nhân vào viện có mắc kèm bệnh cấp tính. + Bệnh nhân vào viện điều trị ĐTĐ thông thường.
Tương tác thuốc gặp trong mẫu nghiên cứu giữa các thuốc điều trị ĐTĐ với các thuốc điều trị bệnh mắc kèm.
2.3.2. Phân tích sử dụng thuốc trên bệnh nhân ĐTĐ typ 2
Tính phù hợp của việc lựa chọn phác đồ điều trị ĐTĐ lúc mới nhập viện trên bệnh nhân không có tiền sử dùng thuốc so với Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ĐTĐ typ 2 của Bộ Y Tế năm 2011 và Hướng dẫn điều trị của IDF 2012.
- Tỷ lệ lựa chọn hợp lý phác đồ điều trị ĐTĐ typ 2 theo hướng dẫn điều trị của Bộ Y Tế và IDF.
Tính tiếp nối trong việc quản lý bệnh nhân ĐTĐ trên cơ sở so sánh phác đồ tiếp tục điều trị ngoại trú với phác đồ điều trị trước khi bệnh nhân nhập viện.
Phân tích lựa chọn phác đồ điều trị căn cứ vào chỉ số FPG và HbA1C lúc nhập viện trong một số trường hợp đặc biệt.
Phân tích lựa chọn nsulin.
- Các trường hợp được chỉ định dùng insulin. Phân tích sử dụng metformin
- Tỷ lệ phù hợp về lựa chọn metformin trong một số trường hợp CCĐ
- Tỷ lệ phù hợp về sử dụng metformin căn cứ vào chức năng thận của bệnh nhân trong quá trình điều trị.
2.4. Một số công thức và quy định trong nghiên cứu.
2.4.1. Đánh giá thể trạng của bệnh nhân
Thể trạng của bệnh nhân được kết luận căn cứ vào chỉ số BMI. BMI = Cân nặng (kg)/[chiều cao (m)]2.
Đánh giá thể trạng thông qua chỉ số BMI như sau:
Bảng 2.1. Đánh giá thể trạng thông qua chỉ số BMI theo WHO áp dụng cho khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
BMI Thể trạng
< 18,5 Gầy
23 – 24,9 Thừa cân
25 – 29,9 Béo phì độ I
≥ 30 Béo phì độ II
2.4.2. Đánh giá chức năng thận
Chức năng thận được đánh giá thông qua độ thanh thải creatinin, được tính theo công thức Corkroft và Gault:
ClCr (nam)= Scr Wt age 72 ) 140 ( ClCr (nữ) = 0.85 72 ) 140 ( Scr Wt age
Trong đó : ClCr: hệ số thanh thải creatinin (ml/phút). Wt: cân nặng của bệnh nhân (kg)
SCr: nồng độ creatinin trong máu (mg/dL).
Đánh giá mức độ suy thận dựa vào hệ số thanh thải creatinin căn cứ theo bảng sau: