Thiazolidinedion (TZD)

Một phần của tài liệu Phân tích sử dụng thuốc trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại khoa nội tim mạch bệnh viện 108 (Trang 30)

Hiện nay, trên thị trường có 2 TZD được sử dụng là pioglitazon và rosiglitazon. Trosiglitazon gây suy gan nặng và tử vong nên bị thu hồi vào năm 2000 [26]. Cả hai thuốc trong nhóm đều gắn với protein huyết tương cao, chủ yếu là albumin trên 99% [29].

 Cơ chế tác dụng

TZD có tác dụng làm tăng nhạy cảm của cơ và tổ chức mỡ với insulin bằng cách hoạt hóa PPARγ (peroxisome – proliferator-activated receptor γ) – một receptor thuộc hệ thống thụ thể hormon nằm trong nhân tế bào của các yếu tố sao chép. Khi gắn với receptor này, TZD hoạt hóa nó và thúc đẩy sản xuất một số insulin quan trọng trong đáp ứng sinh học của tế bào với insulin. Vì vậy, TZD có tác dụng kháng insulin tại mô đích. Thuốc làm tăng nhạy cảm của insulin ở cơ vân, đồng thời ngăn bài tiết glucose ở gan. Receptor PPARγ được tìm thấy ở nhiều mô quan trọng chịu tác dụng của insulin như cơ, gan và đặc biệt có nhiều ở mô mỡ.

TZD được dùng đơn độc hoặc phối hợp với metformin hoặc sulfonylurea hoặc với insulin. Khi dùng TZD đơn độc, TZD làm giảm HbA1C xuống 1-1,5% [26]. TZD cũng có tác dụng với lipid máu và các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch.

 Tác dụng không mong muốn

Tác dụng phụ nguy hiểm nhất khi dùng TZD là nguy cơ xung huyết tim. Vì vậy, TZD được dùng thận trọng ở những bệnh nhân ĐTĐ typ 2 có nguy cơ suy tim, suy tim độ 1 hoặc 2. Bệnh nhân suy tim độ 3, 4 thì chống chỉ định dùng [29]. Ngoài ra, TZD còn làm tăng men gan, có khả năng gây ung thư bàng quang với pioglitazon.  Chống chỉ định: + Suy tim độ 3, 4.

+ Phụ nữ có thai và cho con bú.  Liều dùng [55]

+ Pioglitazon: liều khởi đầu 15-30mg/lần/ngày; có thể tăng lên 45mg/lần/ngày tùy theo đáp ứng.

+ Rosiglitazon: liều khởi đầu 4mg/lần/ngày, có thể tăng lên 8mg/1-2 lần/ngày.  Hiện nay ở Việt Nam, Cục quản lý Dược và Bộ y tế đã có công văn yêu cầu các

đơn vị liên quan cần cân nhắc và hạn chế trong việc sử dụng TZD và tăng cường theo dõi bệnh nhân để kịp thời xử trí nếu xảy ra phản ứng có hại của thuốc [3],[2].

Một phần của tài liệu Phân tích sử dụng thuốc trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại khoa nội tim mạch bệnh viện 108 (Trang 30)