6. Cấu trúc luận văn
3.1.3. Khoảng cách giữa thơ Nguyễn Quang Thiều và thơ hậu
Khi nhận xét về xu hướng cách tân của thơ Nguyễn Quang Thiều, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Điệp nhận xét: “Theo ý tôi, sự cách tân của Nguyễn
Quang Thiều là sự đổi mới kiểu tân cổ điển, tân tượng trưng. Bản tính nghệ
thuật và sự cách tân trong thơ Nguyễn Quang Thiều chưa phải là hậu hiện đại (như một chủ nghĩa - postmodernism) bởi lẽ thơ Nguyễn Quang Thiều thiếu vắng cái nhìn hoài nghi triệt để (giải thiêng) và thiếu tiếng cười giễu nhại. Nhưng sự khai phóng của Nguyễn Quang Thiều mang ý nghĩa hậu hiện đại nếu ta hiểu điều kiện hậu hiện đại như là một môi trường giải phóng tối đa tự do tư tưởng và tự do cá nhân” [9, 32]. Nhà thơ Inrasara thì cho rằng:
phía sau. Anh vẫn còn đầy nghiêm cẩn, nghiêm cẩn đến nghiêm trọng. Tâm tính với tâm thức đó cản ngăn nhà thơ biết cười vào mấy nỗi nghiêm trang, nghiêm nghị, do đó anh không thể đưa thơ tiếp cận chất humor - humor hậu hiện đại” [26].
Nguyễn Quang Thiều là một hiện tượng cách tân thơ tiêu biểu, nhưng xu hướng cách tân thơ của Nguyễn Quang Thiều gắn liền với căn rễ truyền thống của thơ Việt. Sự cách tân trong thơ Nguyễn Quang Thiều, phần cốt lõi nhất của nó nằm ở chỗ đoạn tuyệt những thói quen trong tư duy thơ và diễn ngôn thơ. Nguyễn Quang Thiều đem đến cho thơ một giọng nói mới, một hình hài mới, bắt nhịp được với thơ ca hiện đại thế giới cũng như đáp ứng được nhu cầu đổi mới thơ của thi đàn Việt Nam sau 1975. Nhưng, thơ Nguyễn Quang Thiều vẫn dựa trên một quan niệm nghệ thuật có tính truyền thống: “Những gì mang tinh thần của thơ ca đã và đang cứu rỗi thế giới”, dựa trên một quan điểm thẩm mỹ nhất quán: bất an mà không tuyệt vọng, bóng tối không thể chế ngự được ánh sáng. Bởi thế, thơ ông vẫn là tiếng nói của niềm tin bất diệt vào con người và sự sống, vào những giá trị vĩnh hằng. Ông trân trọng vẻ đẹp cũng như giá trị tinh thần mà thơ ca có thể mang lại cho con người và cuộc đời. Nói như nhà phê bình Chu Văn Sơn, Nguyễn Quang Thiều đã “kì bí hóa sự sống, linh thiêng hóa cái đẹp, nghi lễ hóa mỗi sự kiện trữ tình
và long trọng hóa phát ngôn” [9, 95]. Đứng trước những chuyển động của đời
sống với những đổ vỡ và phi lí, Nguyễn Quang Thiều có hoang mang, có bất an, có hoài nghi. Nhưng niềm tin vào sự sống vẫn là sức mạnh trong thơ ông, để ông tái sinh hồn cốt của văn hóa xứ sở, tái sinh ánh sáng và ban mai trong thế giới nghệ thuật của mình. Vì thế, thơ Nguyễn Quang Thiều có một khoảng cách với thơ hậu hiện đại, khi nhà thơ hậu hiện đại đã giải phóng cái tôi ra khỏi những tín điều thiêng liêng để sáng tạo. Họ không đi tìm niềm tin và xây
đắp niềm tin, họ chấp nhận thực tại như vốn có, một thực tại nhiều khi phi lí và hư vô.