Kiến trúc một hệ thống biểu tượng đa tầng

Một phần của tài liệu Thành tựu và giới hạn của sự cách tân trong thơ nguyễn quang thiều (Trang 71)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.1.Kiến trúc một hệ thống biểu tượng đa tầng

Biểu tượng nghệ thuật là sự mã hóa cảm xúc và ý tưởng của nhà văn, nó trở thành phương tiện biểu đạt cô động, hàm súc, có sức khai mở rất lớn trong tiếp nhận nghệ thuật. Vì vậy, trong thơ ca, việc xây dựng hệ thống biểu tượng chính là một đặc điểm có tính quy luật của sáng tạo. Ở đây, cần phân biệt biểu tượng và hình ảnh. Không phải hình ảnh nào cũng là biểu tượng. Có những hình ảnh chỉ mang tính định danh, gọi tên sự vật, hiện tượng như nó vốn có trong thực tế đời sống. Hình ảnh chỉ trở thành biểu tượng khi nó được lựa chọn để đưa vào tác phẩm theo một tổ chức nghệ thuật đặc biệt nào đó, có khả năng gợi lên vô số ý nghĩa rộng hơn và trừu tượng hơn, vượt ra khỏi ý nghĩa thực vốn có ban đầu.

Mỗi thời đại có một khuynh hướng xây dựng biểu tượng riêng, và mỗi nhà thơ lại có hứng thú riêng trong xây dựng biểu tượng nghệ thuật. Trong thơ ca truyền thống, biểu tượng thường có tính chất giới hạn trong nội dung diễn đạt và ý nghĩa biểu hiện, và vì thế, nó quy định cách sử dụng của nhà

thơ. Chẳng hạn, trong thơ cổ, ngàn dâu xanh là biểu tượng cho sự biến cải

tang thương (Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh - Nguyễn Du); cánh chim về rừng là biểu tượng cho thời khắc ngày tàn (Ngàn mai gió cuốn chim

bay mỏi - Bà Huyện Thanh Quan). Trong thơ Kháng chiến, mặt trời là biểu

tượng cho ánh sáng của lí tưởng (Mặt trời chân lí chói qua tim - Tố Hữu), mùa xuân là biểu tượng cho niềm tin vào tương lai tươi sáng (Lòng anh cũng

như tàu anh cũng uống/ Mặt hồng em trong suối lớn muà xuân - Chế Lan

Viên). Thơ hiện đại là sự giải phóng về cảm xúc và cách thể hiện, nó không chấp nhận một sự đóng khung. Sự giải phóng đó tất yếu dẫn đến sự biến đổi của thủ pháp tạo dựng biểu tượng trong thơ. Chối từ những biểu tượng đã trở nên sáo mòn cũ kĩ cùng với sự giới hạn về ý nghĩa, thơ hiện đại hướng đến những biểu tượng mới lạ, bất ngờ. Không dừng lại ở đó, nhà thơ hiện đại, nhất là những nhà thơ có khuynh hướng sáng tác theo lối siêu thực, còn ý thức gia tăng tính biểu tượng cho thơ, nhằm mở rộng khả năng biểu đạt của ngôn ngữ. Ở Nguyễn Quang Thiều, đó là kiến trúc một hệ thống biểu tượng đa tầng.

Thơ Nguyễn Quang Thiều đậm đặc chi tiết, đậm đặc hình ảnh, nhưng những chi tiết và hình ảnh ấy được khúc xạ qua lăng kính riêng của nhà thơ - lăng kính của những hình dung vô tận về đời sống, lăng kính của “những cơn

mê”, nên dường như mờ nhòa đi mọi đường nét sáng rõ. Nó thiếu đi sự cụ thể,

để tăng thêm rất nhiều sức mạnh khái quát. Chính lúc đó, nó trở thành biểu tượng. Thế giới nghệ thuật trong thơ Nguyễn Quang Thiều là một thế giới tràn ngập biểu tượng, ở đó mỗi hình ảnh đều vượt ra khỏi sức chứa cụ thể của nó để mang sức mạnh của một biểu tượng. Vì thế, trong những biểu tượng lớn bao trùm lại chứa đựng tầng tầng lớp lớp những biểu tượng khác vừa hướng đến biểu tượng chung vừa mang một ý nghĩa tồn tại độc lập của nó. Thơ Nguyễn Quang Thiều là những hình dung vô tận của ông về đời sống của con người. Ở góc độ này, hệ thống biểu tượng trong thơ ông chứa đựng một lượng

nghĩa và khả năng biểu đạt phong phú và sâu xa, khi mỗi hình dung của nhà thơ lại đưa đến cho nó một ý nghĩa mới. Như thế, nó không chỉ có tính tầng bậc trong kiến trúc mà còn có tính tầng bậc trong nội hàm về nghĩa. Khảo sát hệ thống biểu tượng trong thơ Nguyễn Quang Thiều, sẽ nhận ra tính chất tầng bậc đó.

Có một biểu tượng lớn trong thơ Nguyễn Quang Thiều: biểu tượng

châu thổ. Châu thổ, phần linh hồn bền vững trong đời sống tinh thần của nhà

thơ đã quán xuyến toàn bộ thế giới nghệ thuật thơ ông. Biểu tượng châu thổ

có khi thu lại trong không gian Làng Chùa với một vùng bãi bồi nguyên sơ:

Hỡi con chim kêu suốt cả mùa hè/ Kêu buồn rầu dưới những bờ tre/ Kêu khắc

khoải miên man bên đầm cỏ lác (Nghe tiếng con chim cuốc); có khi mở ra

mênh mang với những con đường vô tận: Con đường/ Con đường/ Con đường/ Dắt ta về hồ nước cũ (Lễ tạ), có khi rộng lớn hơn với những mùa

màng gặt hái và những vòng đời luân chuyển không ngừng. Châu thổ gắn liền với những gì nặng sâu nhất của phần tâm hồn đã được sinh thành từ thuở thơ dại, cũng là phần trăn trở đau đớn khôn nguôi của nhà thơ trước cơn lốc của nền văn minh công nghiệp đang đổ bộ ào ạt. Châu thổ không chỉ là hình ảnh thực về một vùng không gian địa lí, trong cảm thức của nhà thơ, nó đã trở thành một “hiện thực tinh thần” chứa đựng trong nó những giá trị chung của đời sống và con người. Nó vừa biểu trưng cho một không gian văn hóa riêng biệt của vùng châu thổ sông Hồng, vừa đánh thức ở người đọc một cảm xúc sâu xa về quê hương nguồn cội. Rộng hơn, nó biểu trưng cho những lớp trầm tích văn hóa không bao giờ mất đi, làm nên cội rễ vững bền trong đời sống tinh thần của con người. Như thế, nó trở thành một “biểu tượng văn hóa sâu

sắc và nhân văn” (Nguyễn Đăng Điệp) [9, 14].

Từ biểu tượng châu thổ, Nguyễn Quang Thiều kiến trúc nên một hệ

ngôi mộ, người nông dân… Các biểu tượng này vừa hợp thành biểu tượng châu thổ lại vừa tồn tại như những biểu tượng độc lập, chứa đựng trong nó hệ

thống những biểu tượng con khác. Mỗi biểu tượng, đồng thời, lại chứa đựng một cấu trúc nghĩa của nó.

Đọc thơ Nguyễn Quang Thiều, ta nhận ra một dòng chảy bất tận thao thiết vừa gọi lên cội nguồn, vừa gọi lên sự sống, đó là biểu tượng dòng sông.

Dòng sông là linh hồn của mảnh đất và sự sống Làng Chùa, góp phần làm nên

ý nghĩa của biểu tượng châu thổ. Nỗi ám ảnh nặng sâu về một dòng sông Đáy trong tiềm thức: Năm tháng sống xa quê tôi như người bước hụt/ Cơn mơ

vang tiếng cá quẫy tuột câu như một tiếng nấc (Sông Đáy), Mẹ con đứng vùi

chân trong cát/ Nước mắt buồn bay ướt một triền sông (Tiếng cười) đã đẩy

sông Đáy thuộc về một quá khứ xa xưa. Quá khứ ấy không chỉ giới hạn ở những năm tháng tuổi thơ nơi sinh thành đời sống tâm hồn nhiều trăn trở của nhà thơ mà mở rộng hơn, còn là lịch sử của nhiều thế hệ, là cội nguồn của cả một đời sống châu thổ hiện tại và tương lai. Ấn tượng về dòng sông Đáy chính là dòng chảy bất tận của nó: Tôi chạy đến hai phía bờ, quỳ xuống trước

sông/ Sông ở giữa đôi ta - một chân trời chuyển động (Dòng sông); Thức dậy từ bóng tối của nước, dòng sông/ chảy trong ban mai còn ngậm sương nằng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nặng (Những người dậy sớm); Sông Đáy chảy vào đời tôi/ Như mẹ tôi gánh

nặng rẽ vào ngõ sau mỗi buổi chiều đi làm về vất vả (Sông Đáy). Dòng chảy

đó chuyển dần từ hiện thực sang siêu thực, gợi liên tưởng về dòng đời đang trôi bất tận của nhiều thế hệ, về sự sống bền bỉ kiên nhẫn ngàn đời, về nguồn sống dạt dào bồi đắp không bao giờ vơi cạn. Ý nghĩa của nó còn mở rộng ra khi gắn với một chuỗi các biểu tượng khác được sinh thành từ nó: những con thuyền, những cánh đồng rau khúc, gắn với những cuộc đời cũng đã trở thành

biểu tượng ám ảnh: những người đàn bà gánh nước sông, những người đàn

những con thuyền nối nhau dài đến tận bình minh, dòng sông còn là khát

vọng mãnh liệt của con người đi về với sự sống bao la rộng lớn và vĩnh cửu, đi về phía hồi sinh. Đó cũng là khát vọng tìm đường vượt ra khỏi những giới hạn của cái tôi nhà thơ. Cũng như thế, những biểu tượng: người đàn bà gánh

nước sông, người đàn bà vác dậm, người phụ nữ chờ chồng bên sông Đáy với nước mắt buồn bay ướt một triền sông không chỉ là hiện thân cho những nối

thống khổ mà còn là hiện thân cho khát vọng, cho cái đẹp, cho sự sống bền bỉ và nhẫn nại. Đến lượt nó, trong kiến trúc đa tầng của hệ thống biểu tượng, góp phần làm nên tính chất bất tử của sự sống con người trong biểu tượng dòng sông, cao hơn nữa, trong biểu tượng Làng Chùa.

Nhưng có lẽ, sự sống của châu thổ sinh thành và nảy nở mãnh liệt nhất trong một biểu tượng lớn: những cánh đồng. Cánh đồng là nơi hương vị quê

hương thổi vào tuổi thơ (Tháng Mười), là nơi tình yêu thăng hoa (Một bài hát

tình yêu của làng Chùa), là nơi sự sống sinh sôi nảy (Hồi tưởng), là nơi người

Làng Chùa ra đi và trở về (Hồi tưởng). Những cánh đồng khi rộng lớn mù

sương, khi bóng tối ngấm men chảy ướt, khi đất nâu thẫm hắt lên rười rượi

của những ngày không gieo gặt trong mùa châu chấu đói, khi đang vụ gieo

trồng mà ở đó Những lưỡi cày đang được đất dạy dỗ và những người nông dân đang quỳ sụp nghe đất đặt tên (Điều thiêng). Những cánh đồng đã vượt ra

khỏi ý nghĩa biểu trưng cho không gian Làng Chùa để ẩn dụ cho những cuộc đời và số phận con người, có hữu hạn và vô hạn, có sinh thành và tàn lụi, có ánh sáng và bóng tối, có hân hoan và khổ đau. Nhưng sức sống bền bỉ của con người dường như vô cùng mãnh liệt qua biểu tượng những hạt giống được

gieo trồng trên cánh đồng châu thổ. Trên cánh đồng - số phận ấy, ta đọc thấy nỗi hoài nghi, day dứt, nỗi khắc khoải âu lo, và một niềm tin bất diệt vào một mạch sống dường như luân chuyển không ngừng. Không phải ngẫu nhiên khi hình ảnh cào cào, châu chấu, ốc sên, cỏ dại lại xuất hiện nhiều đến như thế.

Sự sống của những sinh linh nhỏ nhoi ấy được hoài thai trên đất đai đồng ruộng và gửi trọn vòng đời của nó lên những cánh đồng, hủy diệt rồi tái sinh. Và khi đó, chính những hình ảnh cào cào, châu chấu, ốc sên, cỏ dại cũng trở

thành biểu tượng.

Chiều hướng chuyển dịch không gian từ cõi dương đến cõi âm làm xuất hiện biểu tượng những ngôi mộ một cách dày đặc trong thơ Nguyễn Quang

Thiều. Nấm mộ là ám ảnh của cái chết, của sự ra đi, biến mất. Nhưng, sự ám ảnh cái chết đó không làm cho thế giới tinh thần của thơ Nguyễn Quang Thiều trở nên âm u và rơi vào tuyệt vọng, bởi một thứ ánh sáng kỳ diệu luôn bao bọc lấy những nấm mộ và hắt sáng vão cõi tâm linh của con người:

Sương mù giăng như khói và mây mù che lớp lớp bầu trời. Tôi cất tiếng hỏi những ngôi mộ nhiều tuổi tác. Nhưng không một ngôi mộ nào cất tiếng trả lời tôi. Những ngôi mộ ngồi lặng im và suy ngẫm triền miên về sự sống và cái chết. Và tôi thấy tỏa về xa xăm ánh sáng ngôi sao (Nhân chứng của một cái

chết); Ở đó, những nấm mộ - những hướng dương âm bản thầm thì/ Mọc về

phía mặt người và tươi tốt; Những ngôi mộ tổ tiên hắt sáng gọi tôi về (Bài

hát). Đó là thứ ánh sáng náo nức, và bí ẩn, và câm lặng của một niềm tin.

Nấm mộ như là sự hiện diện không mất đi của các thế hệ con người vùng châu thổ, nó gợi nhắc quá khứ, gợi nhắc nguồn cội. Không có ranh giới giữa sự sống và cái chết, tràn ngập trong thơ Nguyễn Quang Thiều là thế giới của những linh hồn: linh hồn tổ tiên, ông cha, linh hồn của những người vợ góa, những người đàn bà bước ra từ sau những lớp cỏ, đối thoại và giao cảm với cuộc đời. Đến lượt nó, linh hồn cũng trở thành một biểu tượng, hiện thân cho sức sống bất diệt. Cùng với nó, xuất hiện những biểu tượng khác: đám tang,

lễ khấn, lễ cầu nguyện. Những biểu tượng này làm sống dậy một đời sống

khác: đời sống của cõi tâm linh sâu thẳm và bí ẩn, của những khát vọng vô tận và huyền diệu đang tồn tại âm thầm và mãnh liệt. Đó cũng chính là đời

sống tinh thần vĩnh hằng, là văn hóa cội nguồn. Như vậy, nấm mộ không phải là cõi tuyệt diệt, nó là điểm bắt đầu của sự hồi sinh trong một vòng luân hồi của sinh tử diệt. Sự sống vì thế, qua biểu tượng nấm mộ, trở thành một dòng luân chuyển không ngừng. Ý nghĩa của nó được nhân lên từ tầng tầng lớp lớp các biểu tượng trong hệ thống của nó.

Không gian Làng Chùa không phải là không gian khép kín. Tính chất mở của nó được biểu hiện qua biểu tượng con đường, gắn với sự vận động (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

của đời sống châu thổ. Trong Lễ tạ, con đường là biểu tượng cho hành trình

tìm về với nguồn cội: Con đường/ Con đường/ Con đường/ Dắt ta về hồ nước

cũ. Hình ảnh hồ nước cũ và miền nước lặng biểu trưng cho những lớp trầm

tích văn hóa không bao giờ khô cạn, vì thế đến lượt nó cũng trở thành biểu tượng. Con đường trở về với nguồn cội, với truyền thống ấy đã nối kết quá khứ với hiện tại, đời sống con người Làng Chùa hôm nay với bề dày văn hóa của mảnh đất châu thổ ấy, làm nên gốc rễ bền chắc cho sự sống con người. Biểu tượng con đường còn biểu trưng cho khát vọng tìm đến những giá trị

mới, những chân trời mới, bởi Trước mặt người làng Chùa là cánh đồng/ Rộng hơn cánh đồng là chân trời. Nhưng, cánh đồng châu thổ còn là cánh

đồng của phận người. Sự sống của người làng Chùa là cả một hành trình đi về trên những cánh đồng. Hành trình cuộc đời ấy làm xuất hiện dày đặc biểu tượng con đường trong thơ Nguyễn Quang Thiều: Xa...xa ngơ ngác con đường/ Người đi, người đi, người đi. Vừa đi vừa vấp (Tha phương); Và trên những con đường/ Chạy ra ngoại ô/ Đầy phân bò và đá/ Nơi họ đã băng qua/

Để khóc một mình trên cánh đồng (Nhân chứng của một cái chết); Người có

nghe thấy giọng nói kiêu hãnh mang theo nỗi đau đớn/ Của một đêm cuối cùng này, nơi con đường chạy thẳng tới cánh đồng (Bài ca trong đêm cuối cùng của năm cũ)… Trên con đường ấy, chở nặng những số phận, nỗi niềm,

cỗ xe trâu nặng nề nhọc nhằn, qua biểu tượng của chiếc xe một bánh. Nỗi trắc

ẩn âu lo của nhà thơ về con người được gợi lên qua ám ảnh những con đường miên man, vô tận và đầy hoang mang. Nhưng, niềm tin không bao giờ gãy cánh. Nó là niềm tin về cái đẹp luôn hiện diện trong cuộc đời kể cả trên những con đường nhọc nhằn nhất qua biểu tượng gương mặt đẹp của người đàn bà (trong Cái đẹp), về sự sống tươi tốt của bãi bờ phù sa qua biểu tượng

chiếc xe trâu chờ đầy hương cỏ tươi (trong Ban mai). Từ biểu tượng con

đường đến biểu tượng chiếc xe trâu, chiếc xe một bánh, gương mặt đẹp của

người đàn bà, chiếc xe chở đầy hương cỏ tươi… hệ thống biểu tượng trở nên

tầng tầng lớp lớp, với sự chồng chất của nhiều ám ảnh, nhiều ý nghĩa, nhiều sức gợi.

Nếu như thơ Kháng chiến thường có xu hướng chọn lựa những biểu tượng nghiêng về cái cao cả thì thơ Nguyễn Quang Thiều lại có xu hướng kiến tạo hệ thống biểu tượng từ những cái bình dị đời thường. Do xu hướng chọn lựa những biểu tượng quen thuộc nên trong thơ ca truyền thống, biểu tượng nhiều khi bị giới hạn hoặc thậm chí cố định về nghĩa, và như thế nó dễ trở thành cái tượng trưng. Thơ Nguyễn Quang Thiều đã vượt ra khỏi giới hạn đó để sáng tạo nên một hệ thống biểu tượng mới mang đậm dấu ấn đời sống

Một phần của tài liệu Thành tựu và giới hạn của sự cách tân trong thơ nguyễn quang thiều (Trang 71)