6. Cấu trúc luận văn
2.3.2. Nguyễn Quang Thiều với các nhà thơ thuộc thế hệ sau
Sau thế hệ của Nguyễn Quang Thiều, sự xuất hiện của các nhà thơ trẻ thế hệ 197x, 198x, 199x đã thực sự làm nên sự sôi động và đa dạng của nền thơ Việt Nam đương đại. Sự trẻ trung và mới mẻ trong cách nhìn cũng như trong quan niệm thẩm mỹ, sự nhanh nhạy trong tiếp nhận những thành tựu văn hóa hiện đại đã khiến cho lớp nhà thơ này dễ dàng vượt ra khỏi những từ trường của các nhà thơ lớp trước, trong đó có Nguyễn Quang Thiều. Sự vượt thoát đó thể hiện ở tiếng nói bạo liệt trong thơ, ở khả năng dấn thân và nhập cuộc, ở sự đi sâu khai thác bản thể với những nhu cầu con người nhất và bản năng nhất. Không dừng lại ở chủ nghĩa hiện đại, lớp nhà thơ trẻ này đang tìm cách bước chân vào chủ nghĩa hậu hiện đại vốn đang trở thành một xu hướng trong thơ thế giới hiện nay.
Tuy nhiên, những cách tân táo bạo ấy, vẫn được khởi nguồn từ con đường mà Nguyễn Quang Thiều đã xác lập. Đó là xu hướng đào sâu vào cái tôi bản thể ở những dạng thức khác nhau, là xu hướng lạ hóa và mở rộng các trường liên tưởng, là lối biểu đạt đậm chất siêu thực. Trong thơ Nguyễn Quang Thiều, ta có thể bắt gặp những câu thơ khoáng đạt và táo bạo như thế này: Tôi nhớ áo em tuột rơi trên bến kín một trăng xưa (Sông Đáy), Những chiếc cúc sáng lên như sao buổi sớm/ Anh thấy thân thể em trong bóng áo
rạng ngời (Những chiếc áo), Bầu vú của họ mệt mỏi nằm ngoẹo đầu và trở
nên nghễnh ngãng, không còn nghe được tiếng gọi đàn ông (Những ví dụ)…
197x, 198x, 199x. Sự cách tân táo bạo và mãnh liệt của thế hệ nhà thơ sau này, phải được xây lên từ một tiền đề vững chắc đã được tạo lập trước đó. Và, Nguyễn Quang Thiều, là người đã khơi mở nên nền móng thi ca đổi mới ấy. Ở rất nhiều nhà thơ trẻ, ta có thể bắt gặp một ý thức học hỏi từ Nguyễn Quang Thiều, trong tư duy, trong biểu đạt. Những câu thơ này của nhà thơ trẻ Phan Trung Thành rất gần với giọng điệu của thơ Nguyễn Quang Thiều: Viên an thần cho tôi bào chế nụ cười buồn phía trước/ tiếng gió quê hương mang hơi thở của dòng sâu/ chúng tan vào ly không khuấy được, giấc mơ của con cá chết trên triền sông… (Đêm quê).
Ở một góc độ khác, ảnh hưởng của Nguyễn Quang Thiều đối với thế hệ nhà thơ sau còn bộc lộ ở chỗ, những nỗ lực cách tân của họ, dẫu mới mẻ, trẻ trung và đầy nội lực, vẫn không thể nào bước qua được tầm vóc của Nguyễn Quang Thiều trên phương diện cách tân thơ. Những đóng góp của họ, dẫu rằng đã tạo nên một giọng điệu mới cho thơ Việt Nam đương đại, nhưng chưa đủ sức để xác lập nên một khuynh hướng mới. Một số nhà thơ trẻ, sau những thành công bước đầu, đã dần đuối sức, họ không đủ để tạo dựng một phong cách thật sự.
Rất dễ nhận thấy điều này: trường ảnh hưởng của Nguyễn Quang Thiều đậm nhất, mạnh nhất là đối với các nhà thơ khu vực phía Bắc. Có lẽ sự gặp gỡ của một môi trường văn hóa đã tạo nên sức hút và khả năng tác động lớn. Ở khu vực phía Nam, sự ảnh hưởng ấy có phần nhạt hơn, do vậy, sự vượt thoát ra khỏi từ trường thơ Nguyễn Quang Thiều là biểu hiện dễ nhận thấy nhất ở các cây bút phía Nam như Lê Vĩnh Tài, Đinh Thị Như Thúy,...
Có thể khẳng định, Nguyễn Quang Thiều thực sự đã tạo nên cho thơ của mình một trường ảnh hưởng mạnh, và cho đến nay, vẫn chưa ai có thể thay thế, như nhận xét của nhà thơ, nhà phê bình Inrasara: “Đồng tình hay
trẻ khu vực phía Bắc. Vừa hư vừa thực, Nguyễn Quang Thiều đã phủ cái bóng khá lớn lên một bộ phận thơ Việt đương đại. Lớn đến nỗi, khi lực thơ anh suy vi từ năm cuối thế kỷ XX và có dấu hiệu đuối, “lá cờ” vẫn chưa có ai nhận. Các nhà thơ thuộc thế hệ sau đó như Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư, Nguyễn Thế Hoàng Linh… dù có thoát được từ trường thơ Nguyễn Quang Thiều, họ vẫn chưa đủ sức che khuất cái bóng kia của anh” [26].
Chương 2 là một trong hai chương trọng tâm của luận văn khi tìm hiểu đánh giá về hiện tượng thơ Nguyễn Quang Thiều. Ở chương này, chúng tôi đã tập trung phân tích để đi đến khẳng định những thành tựu cách tân của Nguyễn Quang Thiều trên hai phương diện: nội dung và hình thức. Với tư cách là một gương mặt cách tân tiêu biểu của thơ Việt Nam sau 1975, những đóng góp của Nguyễn Quang Thiều đã góp phần tạo nên diện mạo chính của thơ Việt Nam thời kì Đổi mới. Những thành tựu ấy thể hiện một cảm quan mới, một tư duy thơ mới và một bút pháp mới của một nhà thơ tiếp nhận sâu sắc tinh thần của thơ ca hiện đại chủ nghĩa. Trong hành trình sáng tạo dồi dào mãnh liệt, những thành tựu cách tân thơ của Nguyễn Quang Thiều đã tạo nên một phong cách riêng, độc đáo và bề thế. Vì thế, thơ Nguyễn Quang Thiều đã tạo nên một sức ảnh hưởng sâu rộng trong nhiều thế hệ nhà thơ, đặc biệt là các nhà thơ trẻ.
Chương 3
GIỚI HẠN CỦA XU HƯỚNG CÁCH TÂN TRONG THƠ NGUYỄN QUANG THIỀU