6. Cấu trúc luận văn
2.3.1. Nguyễn Quang Thiều với các nhà thơ cùng thế hệ
Tham gia thi đàn sau 1975 là sự góp mặt của nhiều thế hệ nhà thơ. Trong nỗ lực tìm tòi cách tân, một số nhà thơ “thế hệ chống Mỹ” đã làm “một
cuộc phá rào ngoạn mục” (Inrasara). Đó là tính phản biện xã hội của Nguyễn
Duy ở hai tập thơ Nhìn từ xa…Tổ quốc (1989) và Kim mộc thủy hỏa thổ
(1992), là một tư duy nghệ thuật mới lạ của Thanh Thảo ở Khối vuông Rubic
(1985), Từ một đến một trăm (1988). Như vậy, Nguyễn Quang Thiều không
phải là người đầu tiên mở đường cho một trào lưu cách tân thơ Việt sau 1975. Nhưng, Nguyễn Quang Thiều vẫn được coi là một “hiện tượng”, một “lá cờ
đầu” của cách tân thơ Việt, danh hiệu ấy khẳng định trường ảnh hưởng của
Nguyễn Quang Thiều với các nhà thơ cùng thế hệ.
Xuất hiện cùng thời với Nguyễn Lương Ngọc, Dương Kiều Minh, Mai Văn Phấn… Nguyễn Quang Thiều đã sớm xác lập một con đường cách tân thơ cho mình. Trong khi các nhà thơ thời chống Mỹ mới chỉ dừng lại ở sự đổi mới về cái nhìn và cảm hứng chứ chưa có sự cách tân mạnh mẽ về thi pháp, trong khi các nhà thơ cùng thời mới chỉ dừng lại với những thể nghiệm đầu tiên chưa gây được nhiều chú ý thì Nguyễn Quang Thiều đã thực sự làm dậy sóng thi đàn bằng tập thơ Sự mất ngủ của lửa. Nguyễn Đăng Điệp cho rằng:
“Sở dĩ Sự mất ngủ của lửa gây được ấn tượng mạnh bởi cách tân của Nguyễn Quang Thiều là cách tân có tính gây hấn” [9, 22]. Nguyễn Quang
Thiều đã khước từ những lối mòn trong thi ca truyền thống để mở ra một lối đi mới, lạ lẫm và khác biệt xuất phát từ mỹ học hiện đại mà thơ Việt vào thời điểm ấy vẫn còn thiếu hụt. Những cách tân của Nguyễn Quang Thiều từ cái nhìn nghệ thuật đến ngôn ngữ, giọng điệu và hệ thống biểu tượng đều đem đến một luồng gió lạ cho thơ ca đương đại. Sự “gây hấn” của Nguyễn Quang Thiều, rõ ràng, tạo nên một cơn chấn động mạnh đối với những nhà thơ cùng thời. Trước Nguyễn Quang Thiều, đổi mới lối viết là yêu cầu bức thiết của thơ ca, nhưng nó mới chỉ dừng lại ở những thể nghiệm tìm đường. Với sự bứt phá mạnh mẽ của Nguyễn Quang Thiều ở Sự mất ngủ của lửa cùng với những tranh luận gay gắt và sôi động trên thi đàn, ý thức cách tân về lối viết ở những
nhà thơ cùng thời trở nên thường trực và riết róng hơn. Cơn chấn động mà nó gây ra, trước hết chính là sự đánh thức mạnh mẽ ý thức cách tân quyết liệt ấy. Bắt đầu từ đó, thơ ca Việt Nam đã có một sự phát triển đầy hứng khởi từ những sáng tác mang tinh thần cách tân của Mai Văn Phấn, Inrasara, Dư Thị Hoàn, Nguyễn Hữu Hồng Minh… Trường hợp Mai Văn Phấn là một ví dụ. Làm thơ từ những năm 1974, nhưng suốt 20 năm sau đó Mai Văn Phấn hầu như không có bước tiến nào đáng kể trong thơ. Sự mạnh dạn lột xác trong thơ của Mai Văn Phấn phải bắt đầu từ sau năm 1995, tức là sau thời điểm Sự mất ngủ của lửa của Nguyễn Quang Thiều xuất hiện. Mặc dù chưa tạo được
những thành công đáng kể, nhưng sáng tác của Mai Văn Phấn từ sau 1995 ghi dấu ấn đậm nét của một ý thức trăn trở để làm mới thơ, thông qua việc thử sức đi vào một vài khuynh hướng thơ hiện đại thế giới. Cùng với Mai Văn Phấn là sự hiện diện đông đảo của một đội ngũ cách tân thơ đã làm nên một gương mặt mới của thơ ca sau 1975. Inrasara từ tập thơ Tháp nắng (1996) là
(1999), Lễ tẩy trần tháng Tư (2002), Chuyện 40 năm mới kể và 18 bài thơ tân
hình thức (2006)… Nguyễn Bình Phương đóng góp bằng ba tập thơ Lam
chướng (1994), Xa thân (1997), Từ chết sang trời biếc (2001) bằng một giọng
thơ mới mẻ của một nỗ lực cách tân thực sự. Rõ ràng, những cách tân của Nguyễn Quang Thiều, cả mặt thành công và cả những giới hạn, đều là một “cú hích” thực sự cho những nhà thơ cùng thời.
Trước Nguyễn Quang Thiều, đã có những thể nghiệm cách tân của Nguyễn Lương Ngọc, Dương Kiều Minh, Nguyễn Bình Phương. Nhưng sáng tác của những nhà thơ này, ở thời điểm ấy, mới chỉ là “những tín hiệu mới”, chưa đủ sức tạo nên một cơn chấn động, một sự đột phá. Những thể nghiệm của họ mới chỉ mang tính chất dò dẫm tìm đường, chưa đủ để vạch ra một lối đi rộng rãi. Nguyễn Quang Thiều là người đã làm được một điều mà thơ Việt bấy giờ đang cần: thay đổi hẳn cách viết, giã từ được những lối mòn trong sáng tạo. Riêng những cuộc tranh luận gay gắt và đến nay vẫn chưa dừng lại về thơ Nguyễn Quang Thiều đã nói lên một điều: sức ảnh hưởng của nó thực sự mạnh mẽ, nó buộc người ta phải lên tiếng, phải quan tâm, phải suy nghĩ. Dấu ấn của Nguyễn Quang Thiều, một cách không cố ý, vẫn hiện diện trong sáng tác của những nhà thơ cùng thời, như một sự ảnh hưởng không thể phủ nhận. Ở thơ Nguyễn Bình Phương, là thế giới trong giấc mơ, những giấc mơ đôi khi vu vơ, lãng đãng nhưng cũng có khi quyết liệt và đầy ẩn ức tuôn trào, gợi ta liên tưởng đến thế giới nghệ thuật của Nguyễn Quang Thiều. Ở thơ Mai Văn Phấn, ta có thể nhận thấy những thủ pháp đã từng xuất hiện trong thơ Nguyễn Quang Thiều: những liên tưởng mới lạ và có khi phi logic, lạ hóa các ẩn dụ, xóa nhòa ranh giới giữa thơ và văn xuôi… cùng với tiếng nói của trực giác, của tâm linh. Mai Văn Phấn, cũng như một số nhà thơ khác cùng thời đã đi tiếp con đường đã được mở ra từ Nguyễn Quang Thiều: xu hướng thơ hiện đại chủ nghĩa.
Như vậy, với các nhà thơ cùng thế hệ, Nguyễn Quang Thiều đóng vai trò “tạo dựng một khuynh hướng”. “Không cần cường điệu, có thể khẳng định
dứt khoát: tính đến thời điểm này, những cách tân nghệ thuật của Nguyễn Quang Thiều vào những năm đầu 90 của thế kỷ XX là những cách tân tạo được hiệu ứng nghệ thuật sâu đậm nhất trong thơ Việt sau năm 1975” [9, 22].