6. Cấu trúc luận văn
1.3.1. Con người Nguyễn Quang Thiều
Nguyễn Quang Thiều sinh năm 1957, thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong thời kì hậu chiến. Bắt đầu viết văn từ năm 1983, sức sáng tạo dồi dào mãnh liệt của ông đã được khẳng định bằng 10 tập thơ, hơn 20 tập văn xuôi cùng nhiều tác phẩm dịch. Ngoài giải A của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1993 dành cho tập thơ Sự mất ngủ của lửa, ông còn sở hữu nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế. Nguyễn Quang Thiều được coi là “một hiện tượng”
thực sự của nền văn chương hiện đại Việt Nam.
Tốt nghiệp đại học tại Cu Ba, Nguyễn Quang Thiều là một trí thức đã tiếp nhận nền văn hóa của nước ngoài khá sớm. Trong những năm tháng đó, ông đã đi nhiều nước như Colombia, Venezuela, và ông ghi nhận một không khí văn hóa đặc biệt ở châu Mỹ Latin - một trong những nơi văn học hiện đại ra đời và phát triển sớm: “Nền văn hóa Mỹ Latin khác biệt hoàn toàn, đặc
trưng và đầy cá tính, luôn chứa đựng một sự sống mãnh liệt và cuồng nhiệt”
[37]. Ở đó, ông nhận thấy “một không khí văn hóa ngập tràn trong đời sống
nước phương Tây. Sự giao lưu tiếp xúc đa dạng này đem đến cho ông một nhận xét sâu sắc: “Mĩ Latin còn lại sự hấp dẫn đáng để đợi chờ, người dân
được sống đúng với chính họ, mạnh mẽ và tự do. Khi xem họ hát, đọc thơ, nhảy múa, ăn uống, thể hiện tình cảm…, tôi thấy khuôn mặt họ ngập tràn hạnh phúc. Đi sang nước Mỹ hay nước Anh, tôi thấy trên gương mặt người đi đường nỗi âu lo, vội vã và nhiều lúc như là kiệt sức” [37]. Sự quan sát ấy đem
đến cho Nguyễn Quang Thiều những nhận thức sâu sắc về sự hủy hoại của một nền văn minh hiện đại đối với tâm hồn và đời sống con người, sẽ trở thành một nỗi ám ảnh lớn trong thơ ông sau này.
Vào thập niên 80, khi nhóm dịch giả Garcia Marquez gồm Nguyễn Trung Đức, Phạm Đình Lợi và Nguyễn Quốc Dũng bắt tay vào việc dịch những tác phẩm của văn học Mỹ Latin trong đó có Trăm năm cô đơn thì
Nguyễn Quang Thiều cũng bắt đầu 5 năm học Ngữ văn bằng tiếng Tây Ban Nha trên đất nước Cu Ba. Như vậy có nghĩa là, Nguyễn Quang Thiều là một trong những người được tiếp xúc với nền văn học Mỹ Latin, đặc biệt những sáng tác của nhà văn hiện đại bậc thầy Garcia Marquez từ rất sớm bằng con đường trực tiếp, ngay cả khi những tác phẩm văn học của ông chưa xuất hiện tại Việt Nam. Ghi nhận những ảnh hưởng đặc biệt từ Garcia Marquez, Nguyễn Quang Thiều nói rằng: “Ông cảnh báo chúng ta về tương lai, một sự
hủy hoại đang lớn dần lên trong những thỏa mãn tạm thời của chúng ta giống
như đứa trẻ cuối cùng của một dòng họ bị mọc đuôi lợn trong Trăm năm cô
đơn. Một đời sống có thể suy tàn” [37]. Không chỉ chịu ảnh hưởng nỗi âu lo
đầy nhân văn ấy từ tác phẩm của Garcia Marquez, về một phương diện nào đó, Nguyễn Quang Thiều còn tiếp nhận được lối viết của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo của nhà văn bậc thầy này. Tuy nhiên, sự giao lưu văn hóa ở Nguyễn Quang Thiều, như đã nói, rộng hơn, thông qua rất nhiều hành trình dịch chuyển của ông, từ châu Mĩ Latin cho đến châu Âu. Đó là điều kiện chín
muồi cho một sự tiếp nhận sâu sắc những thành tựu cách tân của thơ ca hiện đại thế giới, trong đó phải kể đến tên tuổi của Brodsky. Những dự cảm của Brodsky về thế giới hiện đại, về tương lai cũng như những thành tựu cách tân nghệ thuật của ông không thể không trở thành những gợi ý cho Nguyễn Quang Thiều trong quá trình sáng tạo.
Là một trí thức hiện đại, vậy nhưng phần sâu thẳm của tâm hồn Nguyễn Quang Thiều lại thuộc về đời sống làng quê. Sinh ra tại Làng Chùa, xã Sơn Công, Ứng Hòa, Hà Tây, mảnh đất vùng châu thổ sông Hồng này trở thành mảnh đất thiêng của cuộc đời ông. Sống và làm việc ở Hà Nội từ năm 18 tuổi, nhưng ông chỉ coi đó như một nơi “kéo thể xác mình đi qua”. Ông tự nhận: “Linh hồn và tinh thần tôi trú ngụ ở làng quê” [51]. Ở Làng Chùa, ông còn giữ lại một ngôi nhà nhỏ để trở về cuối tuần, lang thang từ đầu làng cuối ngõ, đêm xuống lại nhâm nhi ly cà phê cùng trăng sao và lắng nghe mọi âm vang từ đất đai đồng ruộng, từ khu vườn và từ trong sâu thẳm ký ức về ông bà, cha mẹ. Ngôi nhà ấy, như ông từng tâm sự, đã xây từ cách đây 100 năm, còn được ông nâng niu lưu giữ lại tất cả những gì thiêng liêng đẹp đẽ nhất thuộc về văn hóa làng quê: những hàng cau, những cây mận đến mùa trổ hoa, những hàng dâm bụt, cùng kí ức về quá khứ. Nhịp sống hàng ngày của ông thấm đẫm hơi thở của quê hương nguồn cội. Ông tự nhận mình nấu ăn rất ngon, và thường nấu những món đồng quê. Với mỗi món ăn, ông nhìn thấy cả lịch sử của nó, nhìn thấy bàn tay tảo tần chăm chút và tấm lòng nồng hậu của người bà, người mẹ, của những thế hệ Làng Chùa. Có thể nói rằng, ít ai lại có một tình yêu đến say mê đắm đuối đối với ngôi làng của mình như Nguyễn Quang Thiều. Điều này, ngoài tình cảm tự nhiên của con người, hẳn có lí do của nó. Với ông, đô thị chính là nơi thể hiện rõ nhất hình ảnh của một đời sống tinh thần và văn hóa con người đang bị chủ nghĩa vật chất xâm thực. Bởi thế, ông không ngần ngại mà nói rằng “đô thị ở ta với tôi nó vô cảm lắm” [51]. Cảnh
báo của những bậc thầy Garcia Marquez và Brodsy đã được ông nhìn thấy trong cuộc sống ở chốn thị thành mà ông chứng kiến sự biến thiên của nó, từng ngày một, từ năm 18 tuổi. Vì thế, với ông, mảnh đất Làng Chùa nói riêng và quê hương nguồn cội nói chung đã trở thành nơi ông nuôi dưỡng niềm tin, cũng là cứu cánh cho ông đi qua những căng thẳng mưu sinh. Nó là mảnh đất thiêng của đời sống tâm hồn ông, cũng là mảnh đất thiêng cho những sáng tạo nghệ thuật của ông cất cánh, thăng hoa.
Nguyễn Quang Thiều quan niệm: “Tôi nghĩ người Việt Nam hay bất cứ
người ở dân tộc nào, đi đến văn minh và tương lai đều nên có hai thứ: tâm hồn của xứ sở họ được sinh ra và trí tuệ của nhân loại” [51]. Nguyễn Quang
Thiều chính là người đã có được hai điều quan trọng và cốt lõi ấy.