Quan niệm thơ của Nguyễn Quang Thiều

Một phần của tài liệu Thành tựu và giới hạn của sự cách tân trong thơ nguyễn quang thiều (Trang 45)

6. Cấu trúc luận văn

1.3.2.Quan niệm thơ của Nguyễn Quang Thiều

Nguyễn Quang Thiều sáng tác từ năm 1983, những sáng tác đầu tiên của ông thuộc thể loại văn xuôi. Tập truyện ngắn Mùa hoa cải bên sông xuất bản năm 1989 đã xác lập vị trí khá vững chãi của ông trên văn đàn hiện đại. Vậy nhưng, không dừng lại ở đó, ông tìm đến với thơ ca và năm 1990 ông xuất bản tập thơ đầu tiên Ngôi nhà 17 tuổi, tập thơ được xếp trong danh sách 5 tác phẩm được lựa chọn để trao giải thưởng của Hội Nhà văn năm 1991. Bắt đầu từ đó là hành trình sáng tạo thơ ca không mệt mỏi của ông với 8 tập thơ ra đời bằng một niềm đam mê đặc biệt, đưa ông lên vị trí nhà thơ trẻ cách tân hàng đầu thế hệ mình. Sự chuyển hướng sang địa hạt thơ ca của Nguyễn Quang Thiều cùng với những thành công mà ông gặt hái được gắn liền với những quan niệm về thơ của ông, có khi được ông phát biểu một cách trực tiếp, có khi được thể hiện bằng chính thế giới nghệ thuật thơ ca của mình.

Nguyễn Quang Thiều từng nói: “Tôi viết rất nhiều thể loại như truyện

ngắn, tiểu thuyết, kịch sân khấu, kịch bản phim, tiểu luận, báo chí… Nhưng thơ ca là nơi duy nhất để tôi giải phóng tôi và để tôi trú ẩn. Một điều tôi

muốn nói đến là: có thể những bài thơ cụ thể nào đó không cứu rỗi được thế giới nhưng những gì mang tinh thần của thơ ca đã và đang cứu rỗi thế giới”.

Quan niệm thơ ca như một nơi mà cái tôi của mình có thể tự do sáng tạo và thể hiện, Nguyễn Quang Thiều đã tìm đến với thơ ca như một sự ký thác triệt để thế giới tinh thần của mình. Niềm tin về sức mạnh cứu rỗi thế giới của thơ ca chính là một quan niệm vừa có tính truyền thống vừa có tầm vóc của tinh thần hiện đại. Nó là sự giao thoa gặp gỡ giữa quan niệm của Hoài Thanh về sức đồng cảm lay động của thơ: “Từ bao giờ đến bây giờ, từ Homer đến Kinh

thi đến ca dao Việt Nam, thơ vẫn là một sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại. Nó đã ra đời giữa những vui buồn của loài người và sẽ làm bạn với loài người cho đến ngày tận thế” với khát khao của Bertolt Brecht về sức mạnh

cảm hóa của thơ ca: Những kẻ xấu sợ nanh vuốt ngươi/ Những người tốt yêu

dáng ngươi đẹp đẽ/ Về thơ tôi/ Tôi cũng muốn nghe những lời như thế. Điều

đó lý giải vì sao trong thơ Nguyễn Quang Thiều, đằng sau nỗi sợ hãi, lo âu, bất lực trước sự lãng quên, tàn phai, xói mòn của đời sống đương đại, nhà thơ dựng lên một niềm tin bất diệt về sự hồi sinh như là một điểm tựa bền vững của con người.

Trong lời tựa của Châu thổ, Nguyễn Quang Thiều có viết:

“Một sinh viên hỏi tôi thơ xuất hiện khi nào. Tôi đã lấy ví dụ: Tôi đặt

một viên phấn lên bàn và bảo họ hãy nhìn viên phấn. Sau đó tôi lấy một viên phấn khác đè gãy viên phấn kia. Tôi nói với họ rằng tất cả những gì họ thấy đó là lịch sử.

Sau đó tôi cất viên phấn đi và bảo họ hãy nhìn vào nơi có viên phấn để trước đó và nhớ lại. Nhớ gì cũng được. Và sự nhớ này không bao giờ có thứ tự. Nó luôn có một sự kiện vô can chen vào. Lúc này văn xuôi xuất hiện.

Cuối cùng tôi nói họ hãy nhắm mắt lại và nhìn vào nơi đã có viên phấn từ năm đến mười phút. Bạn hãy thực hiện một ví dụ tương tự và bạn thấy mọi việc xảy ra trong cái nhìn ấy thật kỳ lạ. Bạn không thể nào đoán trước được.

Mỗi lần nhắm mắt và nhìn khác nhau thì mọi việc đều xảy ra khác nhau. Mặc dù sự kiện của viên phấn không thay đổi. Chỉ lúc này thơ ca mới có khả năng xuất hiện”. Thế giới thơ ca của Nguyễn Quang Thiều đã xuất hiện như thế,

trong những hình dung vô tận của nhà thơ về đời sống. Với ông, “thơ là làm

sống lại những gì đã chết và làm mới lại những gì đã cũ” [51]. Vì thế, ông

đặc biệt đề cao vai trò của trí tưởng tượng trong sáng tạo thơ ca. Quan niệm về thơ đó đã chi phối đến thế giới nghệ thuật thơ ca của ông. Hệ thống hình ảnh và biểu tượng trong thơ ông là kết quả của trí tưởng tượng vô tận, nhiều khi mới mẻ đến lạ lùng và đẫm màu sắc siêu thực. Ngoài thơ ca, hội họa còn là nơi ông tìm đến để có thể tự do thể hiện cái tôi của mình, khi ông nhận ra một sự gặp gỡ giữa hai loại hình nghệ thuật: “hội họa và thi ca có một điểm

giống nhau, đó là trí tưởng tượng và tính phi logic” [21].

Brodsky, người có những ảnh hưởng sâu sắc đến hành trình sáng tạo của Nguyễn Quang Thiều, đã có câu nói nổi tiếng “Nếu như nghệ thuật có dạy được một điều gì đó (và trước hết là cho người nghệ sĩ), thì đấy là tính cá nhân của sự tồn tại của con người”. Tiếp nhận tư tưởng ấy từ bậc thầy vĩ đại,

Nguyễn Quang Thiều coi trọng khả năng độc lập trong sáng tạo thi ca của người nghệ sĩ. Nhà thơ phải biết tìm được con đường đi riêng của mình, đôi khi phải chấp nhận sự đơn độc. Trong lời giới thiệu cho tập thơ của một cây bút trẻ, Nguyễn Quang Thiều viết: “Đối với thi ca, nhà thơ chỉ có thể tồn tại

hoặc có ý nghĩa nào đó trong sự sáng tạo khi nhà thơ tìm ra một con đường của riêng mình. Nhà thơ phải quyết định giá trị và sự sống còn của mình ngay từ sự lựa chọn đầu tiên. Nhà thơ phải thực sự đi trên một con đường độc đạo”

[59]. Thực ra, yêu cầu đối với sáng tạo nghệ thuật này đã được Nam Cao phát biểu từ cách đây 80 năm, nhưng với Nguyễn Quang Thiều, sáng tạo thơ ca không dừng lại ở “khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa

con đường chông gai và đơn độc. Con đường đó, dĩ nhiên không phải là những lối mòn, nó chông gai vì nhà thơ là người đầu tiên khai phá. Làm thơ, là chọn cho mình sự đơn độc ấy chứ không phải là sự tung hô của độc giả. Quan niệm này chỉ hướng cho Nguyễn Quang Thiều trong những cách tân thơ táo bạo và dũng cảm. Ý thức “khai tử những thói quen và thái độ đoạn tuyệt

những diễn ngôn đã ngả màu sáo mòn” (Nguyễn Đăng Điệp) [9, 11], Nguyễn

Quang Thiều quyết tâm đi tìm một con đường mới cho thơ. Bài thơ Lạc nhịp có thể coi là một tuyên ngôn tìm đường của ông, chấp nhận đương đầu với chớp giật và gió bão để lột xác: Thế mà tôi lạc nhịp ra đi/ Cánh chim mỏng

ngược về nơi chớp giật/ Và ngọn gió đón tôi vào đội ngũ/ Một nửa tôi hóa bão cuối chân trời. Mặc dù ý thức được sự đơn độc như lời tâm sự của ông

với nhà phê bình Đông La: “Tôi với ông rồi sẽ cô đơn lắm, chẳng ai hiểu chúng ta cả”, nhưng Nguyễn Quang Thiều vẫn kiên trì với con đường cách tân mà ông đã chọn. Sau tập thơ Sự mất ngủ của lửa gây ra những dư luận trái

chiều với nhiều tranh luận gay gắt và thậm chí phủ định hoàn toàn, Nguyễn Quang Thiều vẫn tiếp tục cho ra đời nhiều tập thơ mới mà tính chất cách tân ngày càng đậm nét. Rõ ràng, quan niệm về thơ đó của ông đã trở thành một tuyên ngôn chung cho cả hành trình sáng tác.

Với tư cách một nhà thơ hiện đại, những quan niệm thơ của Nguyễn Quang Thiều vừa chứa đựng trong đó những yêu cầu chung của thời đại về thơ ca, vừa mang dáng dấp riêng của một nhà thơ mà sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại trong con người ông đã đạt đến một mức độ đáng trân trọng.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Thành tựu và giới hạn của sự cách tân trong thơ nguyễn quang thiều (Trang 45)