Vai trò của HĐGDNGLL với việc rèn luyện KNTT cho HS lớp 4,

Một phần của tài liệu Sử dụng trò chơi dân gian nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh cuối cấp tiểu học ở huyện miền núi đaknông, tỉnh quảng trị (Trang 30)

HĐGDNGLL ở các Trường Tiểu học được xác đinh theo mục tiêu của giáo dục phổ thông và tính đến đặc điểm lứa tuổi của từng khối lớp đồng thời phải đáp ứng nhu câu phát triển của xã hội và nhân cách của người học. HĐGDNGLL thuận lợi về mặt thời gian, không gian hoạt động, phong phú về nội dung và hình thức tổ chức. Vì vậy, HĐGDNGLL phù hợp cho việc giáo dục và tích hợp nhiều nội dung một cách linh hoạt và sáng tạo, phát huy được tính tích cực cho người học, thông qua hoạt động này người học được rèn luyện nhiều kỹ năng, trong đó có KNTT.

- HĐGDNGLL là nơi thể nghiệm, vận dụng và củng cố kỹ năng thuyết trình tiếp được học trên lớp thông qua các môn học. Hàng ngày trong các giờ

học chính khóa, các em được rèn các kỹ năng lắng nghe, nói, trình bày,… từ đó các em có được một số KNTT cơ bản. Thông qua HĐGDNGLL các em có thể vận dụng những kỹ năng đã được giáo dục vào các hoạt động một cách linh hoạt, phù hợp và hiệu quả.

- HĐGDNGLL là cơ hội để học sinh tự bộc lộ KNTT, khẳng đinh mình, dần hình thành cá tính và nhân cách của bản thân. Thông qua các hoạt động, các em sẽ có điều kiện để tiếp xúc, để thể hiện, để trao đổi một cách tự nhiên, bộc lộ cá tính, biết điều chỉnh hành vi trong giao tiếp.

- HĐGDNGLL là môi trường nuôi dưỡng và phát triển tính chủ thể cho HS. Thông qua môi trường này giúp HS tự tin, mạnh dạn, chủ động, tích cực, độc lập và sáng tạo trong mọi hoàn cảnh giao tiếp. Các KNTT được thể hiện khi các em có môi trường để tham gia hoạt động, có điều kiện để các em tiếp xúc, trao đổi thông tin, biết cách tiếp nhận nhiều nguồn thông tin và chủ động trong hoạt động thông qua giao tiếp.

- HĐGDNGLL là điều kiện tốt để thu hút cả ba lực lượng giáo dục cùng tham gia vào việc rèn luyện KNTT cho HS. Nhà trường tổ chức các nội dung hoạt động để HS phát huy KNTT của mình. HS được tham gia các hoạt động xã hội, được tiếp xúc với các lực lượng bên ngoài nhà trường, sự hợp tác và chia sẽ giúp các em sống một cách có ích và lành mạnh, thích nghi được với môi trường xã hội và có cách ứng xử phù hợp theo sự phát triển của xã hội. Gia đình sẽ là điểm tựa để học sinh phát triển các KNS trong đó có thuyết trình. Gia đình cùng nhà trường phối hợp, uốn nắn, điều chỉnh hành vi giao tiếp cho các em, hướng dẫn vận dụng phù hợp vào thực tế trong đời sống.

Một phần của tài liệu Sử dụng trò chơi dân gian nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh cuối cấp tiểu học ở huyện miền núi đaknông, tỉnh quảng trị (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w