- Rèn luyện kỹ năng xác định rõ mục đích thuyết trình
+ Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh dưới các dạng chủ đề và tiến hành cùng phân tích, đánh giá từng chủ đề đó. Khi chọn chủ đề, giáo viên nên hướng cho học sinh lựa chọn những chủ đề mà thính giả muốn nghe, chủ đề mới mang tính thời sự hoặc chủ đề mà mỗi học sinh có kiến thức sâu và rộng về nó.
+ Giáo viên giúp học sinh có những đinh hướng đúng đắn trong việc xác đinh mục tiêu của bài thuyết trình, hướng cho các em xác đinh đúng điều mình cần trình bày là cái gì và những yếu tố liên quan đến việc trình bày để tăng thêm tính thuyết phục trong bài thuyết trình.
+ Khi đã có chủ đề rồi, học sinh cần xác đinh rõ ràng mình muốn điều gì:
* Mục đích cung cấp thông tin cho thính giả?
* Mục đích thuyết phục thính giả thực hiện điều gì?
Thông thường khi xác đinh rõ mục đích, học sinh sẽ biết mình phải làm gì, tập trung nói ở đâu và sử dụng phương pháp nào là phù hợp.
- Rèn luyện kỹ năng tìm kiếm thông tin và ý tưởng
+ Học sinh xác đinh được nội dung cần trình bày thì từ đó học sinh sẽ đinh hướng được cần đưa ra ý tưởng gì, tìm kiếm những thông tin gì để tạo nên sự thuyết phục cho bài thuyết trình của mình.
+ Thu thập thông tin là quá trình lâu dài và liên tục. Các em có thể thu thập thông tin từ nhiều nguồn. Tuy nhiên sau đó, giáo viên cần lưu ý cho học sinh phân loại và lưu trữ thông tin đó.
+ Giáo viên chỉ là người quan sát và hỗ trợ cho các em khi cần thiết, không nên áp đặt cho học sinh những ý tưởng để lựa chọn hay khoanh vùng những những lượng thông tin học sinh cần tìm kiếm mà nên để học sinh thoả sức sáng tạo, từ đó học sinh thấy được niềm vui, sự hứng thú để chuẩn bi cho bài trình bày của mình.
- Kỹ năng sắp xếp thông tin và ý tưởng
+ Khi học sinh đã có ý tưởng cho bài thuyết trình của mình và lượng thông tin cần thiết để tạo nên bài thuyết trình mang tính thuyết phục thì việc sắp xếp chúng rất quan trọng để tạo nên bố cục chặt chẽ để mang lại hiệu quả cao nhất trong thuyết trình.
+ Kỹ năng sắp xêp thông tin và ý tưởng đòi hỏi học sinh phải biết lựa chọn những thông tin cần thiết, loại bỏ những thông tin gây nhiễu để bài thuyết trình trở nên rõ ràng hơn.
- Rèn luyện kỹ năng phân tích và hiểu đối tượng nghe thuyết trình
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh cách phân tích đối tượng nghe thuyết trình: Đối tượng nghe là ai (thầy cô, bạn bè, học sinh lớp dưới, nhiều thành phần), tìm hiểu số lượng nghe bao nhiêu (phạm vi nhóm, phạm vi lớp học, phạm vi sân trường). Số lượng thính giả ảnh hưởng rất lớn đến phương pháp, cách thức tổ chức buổi thuyết trình. Nếu số lượng người ít, thì điều kiện giao tiếp với thính giả sẽ nhiều hơn và có thể vừa kết hợp thuyết trình vừa trả lời những câu hỏi của thính giả. Nếu trường hợp số lượng đông thì thuyết trình mang tính giao lưu nhiều hơn, vì vậy bài nói phải trọng tâm hơn, điểm chính phải rõ ràng, dễ hiểu, thông điệp muốn truyền tải phải thông suốt.
+ Từ đó học sinh đinh hướng thời lượng thuyết trình, cách xưng hô hợp lý và sử dụng dụng cụ trực quan kèm theo (máy chiếu, sơ đồ, giá, bút, bảng,...) phù hợp với không gian trình bày.
+ Học sinh phải tự dự đoán các tình huống có thể xảy ra trong khi thuyết trình để tạo thế chủ động cho bản thân.