Thử nghiệm quy trình

Một phần của tài liệu Sử dụng trò chơi dân gian nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh cuối cấp tiểu học ở huyện miền núi đaknông, tỉnh quảng trị (Trang 83)

c) Giai đoạn đánh giá kết quả rèn luyện

3.3.3.Thử nghiệm quy trình

3.3.3.1.Mục đích thử nghiệm

Nhằm bước đầu kiểm chứng tính đúng đắn của quy trình rèn luyện kỹ năng thuyết trình cho HS lớp 4, 5 thông qua HĐGDNGLL được xây dựng.

3.3.3.2. Đối tượng và thời gian thử nghiệm

Chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm trên đối tượng là các học sinh lớp 5 (độ tuổi 10 - 11 tuổi) của Trường Tiểu học Hà Huy Tập 1, thuộc đia bàn Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, năm học 2013 - 2014.

Sở dĩ chúng tôi chọn đối tượng này là bởi 2 lý do:

- Lứa tuổi HSTH ở lớp 5, các em đã có sự ý thức khi tham gia vào quá trình rèn luyện kỹ năng thuyết trình.

- Biết cách phối hợp, hợp tác trong khi làm việc với các thành viên khác trong nhóm để thực hiện các yêu cầu của giáo viên, tạo ra hiệu quả của quá trình rèn luyện kỹ năng.

Trên đối tượng HS lớp 4, 5 chúng tôi sẽ chia ra 2 lớp thành 2 nhóm. Trong đó, một nhóm gồm 32 học sinh/lớp sẽ là nhóm đối chứng và một nhóm 32 học sinh/lớp khác sẽ là nhóm thử nghiệm.

Chúng tôi dựa vào kết quả học tập của học sinh làm căn cứ để lựa chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng như sau:

Bảng 3.3: Kểt quả học tập các lớp thử nghiệm

TT Lớp Sĩ số Học lực

Giỏi Khá TB

1 5A 32 13 17 2

2 5E 32 11 18 3

3.3.3.3. Nội dung thử nghiệm

Do điều kiện hạn chế về mặt thời gian tiến hành nghiên cứu đề tài, nên trong quá trình thử nghiệm chúng tôi chỉ thử nghiệm quy trình rèn kỹ năng trình bày.

Chúng tôi đã xây dựng các HĐGDNGLL để tiến hành thử nghiệm quy trình rèn luyện kỹ năng trình bày đã được thiết kế cho học sinh lớp 5E (lớp thử nghiệm). Đối với học sinh lớp 5A được tham gia HĐGDNGLL theo chương trình, nội dung và phương pháp hiện hành (lớp đối chứng).

Ví dụ: Về HĐGDNGLL được chọn để tổ chức rèn luyện kỹ năng trình bày: Chủ đề “Bảo vệ môi trường”

a) Giai đoạn chuẩn bị

- Giáo viên cần giúp học sinh đinh hướng được nội dung mình cần trình bày là gì: Bảo vệ môi trường, làm thế nào để bảo vệ môi trường?

- Giáo viên cung cấp cho học sinh những thông tin cần thiết cho việc rèn luyện: Cần giúp các em hiểu rõ:

+ Môi trường là gì?

+ Quan niệm của bạn về môi trường tự nhiên và môi trường xã hội? + Thế nào là ô nhiễm môi trường?

+ Mô tả khái quát và ví dụ cụ thể về tình trạng môi trường của thế giới và của Việt Nam. Nêu nguyên nhân của tình trạng đó?

+ Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường?

Tất cả những thông tin này sẽ được cung cấp trong hai đĩa CD, các em học sinh phải biết lắng nghe, quan sát và ghi chép để tự thu nhận những thông tin cần thiết cho bài thuyết trình của mình.

- Giáo viên giúp các em hiểu bố cục của bài thuyết trình gồm 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Tuỳ thuộc vào cách sắp xếp và lập luận của các em để các em tạo nên một bài thuyết trình gồm 3 phần đầy sức thuyết phục. Bố cục của bài thuyết trình: Mở đầu phải nói được tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay như thế nào, nguyên nhân tại sao; phần thân bài phải nêu ra được những giải pháp để khắc phục tình trạng đó, là học sinh em đã làm được những việc gì để góp phần khắc phục tình trạng đó. Phần kết bài là lời kêu gọi, nói lên được ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường.

- Giáo viên lưu ý cho học sinh, trong quá trình rèn luyện phải biết tự đưa ra những câu hỏi và tự trả lời những câu hỏi đó ở vi trí của thính giả để có thể chủ động trong khi trình bày.

+ Môi trường sống quanh bạn như thế nào?

+Theo bạn môi trường như thế nào được gọi là bi ô nhiễm?

- Lập kế hoạch rèn luyện: Giáo viên phải đưa ra kế hoạch rèn luyện các kỹ năng thật cụ thể để các em được rèn luyện 4 kỹ năng một cách hiệu quả nhất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thời gian Nội dung rèn luyện Hình thức rèn luyện

Tiết 1, 2

Rèn kỹ năng lập luận + Cách xử lý số liệu + Xây dựng cách lập luận

Tiết 3, 4 Rèn luyện kỹ năng đặt và xử lý câu hỏi Làm việc cá nhân và nhóm Tiết 5, 6 Rèn kỹ năng sử dụng phương tiện giao tiếp

phi ngôn ngữ Làm việc cá nhân và nhóm

Tiết 7, 8 Rèn kỹ năng thuyết phục Làm việc cá nhân và nhóm Tiết 9,10 Trình bày bài thuyết trình Cá nhân

Một phần của tài liệu Sử dụng trò chơi dân gian nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh cuối cấp tiểu học ở huyện miền núi đaknông, tỉnh quảng trị (Trang 83)