Phương pháp và hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năngthuyết trình cho học sinh lớp 4,

Một phần của tài liệu Sử dụng trò chơi dân gian nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh cuối cấp tiểu học ở huyện miền núi đaknông, tỉnh quảng trị (Trang 26)

trình cho học sinh lớp 4, 5

1.3.3.1. Phương pháp tổ chức rèn luyện a) Phương pháp trực quan

Hoạt động GDNGLL không thể xa rời phương pháp trực quan, không những thế phương pháp này còn được xem là rất quan trọng trong việc tổ chức các hoạt động để rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm cho HSTH.

Trong giai đoạn đầu của việc rèn luyện KNTT giáo viên cần cho HS thấy được “mẫu hành động” - mẫu về việc thực hiện các giai đoạn của hoạt động thuyết trình - chuẩn bi; thực hiện và kết thúc, trong đó cho thấy rõ việc thực hiện từng KNTT thành phần trong từng giai đoạn.

Học sinh cần chú ý quan sát các hành động của cô giáo và các thành viên trong nhóm mình khi thực hiện hoạt động thuyết trình nhằm phân tích, đánh giá và đúc rút kinh nghiệm.

Giáo viên cũng cần quan sát, theo dõi và giám sát quá trình chuẩn bi, tổ chức thực hiện hoạt động thuyết trình của từng học sinh và của nhóm học sinh, qua đó hướng dẫn các em các kỹ năng thuyết trình cụ thể thông qua các tương tác đa chiều, trực diện trong nhóm.

b) Phương pháp dùng lời

Trong rèn luyện KNTT thông qua HĐGDNGLL thường sử dụng lời nói để hình thành ý thức luyện tập, nhận thức đúng về vai trò, vi trí và đặc điểm của các KNTT thành phần cũng như các loại KNTT trong các quan hệ giao tiếp, trao đổi hoặc tranh luận trực tiếp để làm rõ những cái được và chưa được trong quá trình luyện tập giữa các thành viên trong nhóm hay giữa các nhóm với nhau. Phương pháp dùng lời được sử dụng song song với phương pháp trực quan (quan sát, làm mẫu) hay sau khi HS đã nắm được “mẫu hành động” và tiến hành luyện tập theo “mẫu” để điều chỉnh và sửa sai trước những hành động chưa thực sự chuẩn xác trong quá trình luyện tập. Phương pháp dung lời còn được sử dụng sau quá trình luyện tập để cũng cố kỹ năng, đánh giá và rút bài học kinh nghiệm cho quá trình hoạt động đã qua.

c) Phương pháp thực hành, luyện tập, thi đua

Thực hành, luyện tập, thi đua là yếu tố cơ bản quyết đinh việc rèn luyện kỹ năng. Phương pháp thực hành, luyện tập, thi đua không chỉ giúp học sinh

thấu hiểu và nắm kiến thức vững chắc, mở rộng, đào sâu các khía cạnh kiến thức mà làm cho việc vận hành các phương thức hành động cụ thể hay khái quát được thành thạo. Quá trình này được tái diễn nhiều lần với sự mở rộng và thu hẹp tình huống của hành động sẽ giúp chủ thể cọ xát để rèn luyện các phẩm chất tư duy, tích lũy kinh nghiệm trên nhiều mặt, nhiều lĩnh vực. Thực hành, luyện tập thường đi từ thực hành các “mẫu hành động theo mô hình lý thuyết” trong các tình huống giả đinh đến luyện tập các hành động cơ bản trong các tình huống thay đổi, ngoài cuộc sống. Nhờ đó các kỹ năng dần củng cố và ổn đinh, bước đầu hình thành kỹ xảo trong một vài lĩnh vực.

1.3.3.2. Hình thức tổ chức rèn luyện

a. Hình thức cá nhân: Tổ chức cho học sinh rèn luyện theo hình thức cá nhân sẽ tạo điều kiện phát huy tối đa năng lực của học sinh để các em giải quyết các nhiệm vụ. Việc rèn luyện này chỉ đạt hiệu quả khi mỗi học sinh thực sự làm việc với đối tượng học tập nhằm đạt được hiệu quả của việc rèn kỹ năng thuyết trình. Giáo viên cần dự kiến những hoạt động có tính chất gợi ý để học sinh có thể hoàn thành được nhiệm vụ của mình.

b. Hình thức nhóm nhỏ: Là hình thức tổ chức rất sinh động. Khi làm việc trước nhóm học sinh có thể học hỏi lẫn nhau. Các em có thể thoải mái bộc lộ ý kiến của mình và lắng nghe ý kiến của các bạn để thực hiện nhiềm vụ rèn kỹ năng thuyết trình. Việc tổ chức rèn luyện theo nhóm nhỏ giúp cho giáo viên sử dụng được tính đồng đội trong lớp học, tạo được không khí hợp tác trong mọi hoạt động. Học sinh có môi trường thuận lợi để luyện tập trước khi đến với những buổi thuyết trình chính thức và đông người hơn.

c. Hình thức nhóm lớn: Là hình thức rèn luyện sau khi các em tự chuẩn bi (hình thức cá nhân), luyện tập kỹ năng thuyết trình (hình thức nhóm nhỏ) các em phải thể hiện sự tự tin, hiểu biết cũng như khả năng thuyết phục người khác qua bài thuyết trình đến đối tượng nghe đông hơn.

Như vậy, ba hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng thuyết trình này cần được vận dụng linh hoat, sáng tạo phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của từng em học sinh và phù hợp với nội dung của từng chủ đề thuyết trình.

Các hoạt động rèn luyện được tiến hành theo từng khối lớp cụ thể. Trong các môi trường thích hợp như: Trong lớp học, sân trường, tham quan dã ngoại, trong các buổi chào cờ, sinh hoạt đội nhóm và các câu lạc bộ năng khiếu.

- Tổ chức các HĐGDNGLL cho học sinh tham gia, xây dựng các bài tập, các yêu cầu, các tình huống dựa vào kiến thức và vốn sống của HS. HS được tham gia thảo luận, thực hành, xử lý các tình huống và trình bày ý kiến .

- Các hành vi được thực hiện nhiều lần, có sự giám sát của GV để tạo cho HS hình thành thói quen tốt.

- Tổ chức cho các em tự đánh giá KNTT của mình theo đinh kỳ, từ đó GV phụ trách có sự uốn nắn, điều chỉnh và đinh hướng hoạt động tiếp nối cho HS.

Một phần của tài liệu Sử dụng trò chơi dân gian nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh cuối cấp tiểu học ở huyện miền núi đaknông, tỉnh quảng trị (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w