Đánh giá kết quả rèn luyện KNTT

Một phần của tài liệu Sử dụng trò chơi dân gian nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh cuối cấp tiểu học ở huyện miền núi đaknông, tỉnh quảng trị (Trang 29)

Đánh giá kết quả bài thuyết trình nhằm giúp học sinh phát huy những ưu điểm, những việc đã đạt được và khắc phục những tồn tại, hạn chế của bản thân; sau bài thuyết trình tự bản thân học sinh đánh giá, rút kinh nghiệm hoặc hỏi ý kiến giáo viên, bạn bè, gia đình ... về những điều đã làm được; những điều chưa đáp ứng được yêu cầu; nguyên nhân và cách khắc phục để làm tốt hơn.

1.3.4.1. Học sinh tự đánh giá kết quả làm việc của mình

Cần tạo cơ hội để các em tự đánh giá kết quả làm việc của mình. Điều trước tiên cần lưu ý khi để học sinh tự đánh giá là giáo viên phải hướng các em vào việc đánh giá ở cả ba khía cạnh: Quá trình chuẩn bi bài thuyết trình như thế nào? Kỹ năng trình bày bài thuyết trình? Bài thuyết trình đã mang tính thuyết phục cao chưa? (chất lượng bài thuyết trình).

1.3.4.2. Các nhóm đánh giá kết quả làm việc của cá nhân

Sau khi có sự đánh giá, nhận xét của học sinh tham gia thuyết trình, giáo viên yêu cầu từng nhóm cử đại diện lên nhận xét bài thuyết trình của bạn. Tiếp theo mỗi nhóm lại cử đại diện lên kiểm tra, nhận xét kết quả chéo nhau, ví dụ nhóm 1 có thể nhận xét bài thuyết trình của cá nhân nhóm 2, nhóm 2 nhận xét bài thuyết trình của cá nhân nhóm 3 và nhóm 3 nhận xét bài thuyết trình của cá nhân nhóm 4, nhóm 4 kiểm tra nhận xét bài thuyết trình của nhóm 1, v.v...

1.3.4.3. Giáo viên đánh giá, nhận xét kết quả làm việc của các cá nhân tham gia rèn luyện kỹ năng thuyết trình và các nhóm

Công việc này có thể tiến hành song song hoặc sau khi đã có sự tự đánh giá của các cá nhân và đánh giá giữa các nhóm với nhau. Giáo viên nên cùng học sinh kiểm tra lại kết quả đánh giá của các nhóm có đúng không? Chỗ nào đánh giá chưa đúng thì cần chỉ ra cho toàn lớp biết sai ở đâu và vì sao sai.

Kết quả làm việc của các cá nhân và của nhóm có thể được giáo viên sử dụng để nhận xét và đánh giá mức độ rèn luyện kỹ năng thuyết trình của các em.

Một phần của tài liệu Sử dụng trò chơi dân gian nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh cuối cấp tiểu học ở huyện miền núi đaknông, tỉnh quảng trị (Trang 29)