Để tìm hiểu việc rèn luyện kỹ năng thuyết trình cho học sinh lớp 4, 5 thông qua HĐGDNGLL, chúng tôi đã đưa ra 7 hình thức thường sử dụng trong nhà trường tiểu học để kiểm tra mức độ tham gia của học sinh vào các HĐGDNGLL hay việc sử dụng các HĐGDNGLL đó để rèn luyện các kỹ năng thành phần của KNTT cho học sinh lớp 4, 5.
2.2.3.1. Về mức độ tham gia của học sinh vào các HĐGDNGLL
Bảng 2.7: Mức độ tổ chức rèn KNTT cho HS thông qua HĐGDNGLL
TT Các HĐGDNGLL Số lượng HS tham gia Mức độ hứng thú của HS
Đông BT ít Cao TB Thấp
1 Giao lưu tiếng Anh 120
(100%) 0 0
102
(85%) 0 0
2 Hội thi “Tuyên
truyền măng non” 0 0
32 (26,7%)
102
(85%) 0 0
3 Ngày hội tuyên
truyền 0 87 (72,5%) 0 0 92 (76,7%) 0 4 Hội thi “Chúng em
kể chuyện Bác Hồ 0 0
44 (36,7%)
120
(100%) 0 0
5
Hội thi “Chi đội em mang tên người anh hùng”
112
(93,3%) 0 0
110
(91,7%) 0 0
6 Hội thi ATGT 0 77
(64,2%) 0 0
95
(79,2%) 0
7 Sinh hoạt Sao, sinh hoạt Đội 120 (100%) 0 0 0 0 55 (45,8%) Chú thích: 120 HSTH = 100% khảo sát.
Từ bảng khảo sát trên cho thấy:
Qua các hoạt động mà nhà trường tiểu học đã tổ chức cho học sinh tham gia bao gồm các buổi sinh hoạt Đội, Sao; các hội thi như: An toàn giao thông, chi đội em mang tên người anh hùng, thi tuyên truyền măng non, ngày hội tuyên truyền, giao lưu tiếng Anh. Đây được xem là những hoạt động có kế hoạch cụ thể của trường để phù hợp với từng chủ đề của năm học. Tuy nhiên, về số lượng học sinh tham gia và mức độ hứng thú của mỗi học sinh đối với các hoạt động lại khác nhau.
Trong số 120 em học sinh được tiến hành điều tra và phỏng vấn thì: Nhóm có số lượng học sinh tham gia đông là sinh hoạt Sao, sinh hoạt Đội; Giao lưu Olympic tiếng Anh (100%); chi đội em mang tên người anh hùng (93%); Nhóm có số lượng học sinh tham gia bình thường là hội thi “Ngày hội tuyên truyền” (72,5%), “Hội thi ATGT” (64,2%) và nhóm có số
lượng học sinh tham gia ít nhất là “Hội thi tuyên truyền măng non” (26,7%) và hội thi “Chúng em Kể chuyện Bác Hồ” (36,7%).
Trong những hoạt động trên, chưa hẳn những hoạt động có đông đảo học sinh tham gia lại gây được hứng thú với các em. Như sinh hoạt Đội và Sao nhi đồng, Sinh hoạt Đội là một trong những hoạt động tất cả học sinh phải tham gia, các em được phân những công việc cụ thể và các em phải thực hiện một số công việc như trình bày, nhận xét và trả lời các câu hỏi được đưa ra. Nhưng so sánh mức độ hứng thú của sinh hoạt Đội so với những hoạt động khác thì có sự khác biệt, chỉ chiếm 45,8%. Mặc dù đây là hoạt động thường xuyên tổ chức nhưng chỉ mang tính hình thức là phần nhiều chứ chưa có những hoạt động phong phú để lôi kéo học sinh vào hoạt động một cách nghiêm túc và cụ thể.
Một số hoạt động như thi Chúng em kể chuyện Bác Hồ, hội thi Tuyên truyền măng non thi số lượng các em tham gia bi giới hạn về số lượng trên đơn vi lớp thế nhưng mức độ hứng thú của học sinh khi tham gia những hoạt động này lại rất cao như thi “Chúng em kể chuyện Bác Hồ” (100%), thi “Tuyên truyền măng non” (85%).
2.2.3.2. Các HĐGDNGLL được sử dụng để rèn luyện các KNTT cho học
sinh lớp 4, 5
Bảng 2.8: Các HĐGDNGLL được sử dụng để rèn luyện các KNTT cho học sinh lớp 4, 5 TT Các HĐGDNGLL được sử dụng để rèn luyện KNTT Mức độ sử dụng Thường xuyên Thỉnh
thoảng Ít khi
Không sử dụng
1 Sinh hoạt Sao, sinh hoạt Đội 50(100%) 0 0 0
2 Hội thi ATGT 10 (20%) 35(70%) 5(10%) 0
3 Giao lưu tiếng Anh 44(88%) 6(12%) 0 0
4 Hội thi “Tuyên truyền măng non”
15(30%) 25(50%) 10(20%) 0
Theo bảng số liệu cho thấy, các HĐGDNGLL được sử dụng để tổ chức cho HSTH rèn KNTT thì hoạt động Sinh hoạt Đội và Sao nhi đồng được các CBQL, GV thường xuyên sử dụng chiếm đến 100% với mức độ 1lần/1tuần, giao lưu Olympic tiếng Anh chỉ được tổ chức 2 lần/tháng chiếm 88% do cách tiến hành đơn giản và phù hợp với mọi hoàn cảnh, điều kiện của Nhà trường.
Các hoạt động chỉ thỉnh thoảng tổ chức như: Thi tuyên truyền măng non chiếm 50% và ATGT chiếm 70%. Ngoài ra, những hoạt động thường được giáo viên sử dụng thông qua các HĐGDNGLL tại lớp, giáo viên chia thành các nhóm nhỏ để thi trước khi chọn ra được những cá nhân xuất sắc nhất đại diện cho lớp thi với các lớp khác.
Mức độ thực hiện rèn luyện KNTT cho HS thông qua HĐGDNGLL phản ánh thực trạng việc tổ chức rèn luyện KNTT cho HS ở các trường tiểu học hiện nay chưa được triển khai sâu rộng, một phần do CB, GV chưa thật sự thấy được tầm quan trọng của HĐGDNGLL với công tác rèn KNTT mà chỉ tập trung chủ yếu thông qua các môn học trên lớp, thiếu sự kết hợp giữa lí luận và thực tiễn vì thế các hoạt động rèn luyện KNTT cho HS thông qua HĐGDNGLL chưa cao.
• Các giai đoạn tổ chức HĐGDNGLL được sử dụng để rèn luyện các kỹ năng thành phần để rèn luyện KNTT
Bảng 2.9: Các giai đoạn tổ chức HĐGDNGLL được sử dụng để rèn luyện các kỹ năng thành phần để rèn luyện KNTT
TT Các KNTT được rèn luyện Chuẩn bịCác giai đoạn tổ chức HĐGDNGLLThực hiện Kết thúc
1 Kỹ năng hoạch đinh và tổ chức 35 (70%) 10 (20%) 5 (10%)
2 Kỹ năng trình bày 15 (30%) 30 (60%) 5 (10%)
3 Kỹ năng kiểm tra, đánh giá 10 (20%) 5 (10%) 35 (70%)
Chú thích: 100% = 50 CBQL, GV đánh giá.
Qua khảo sát nhận thấy:
Trong giai đoạn chuẩn bi của kỹ năng hoạch đinh và tổ chức, có đến 70% giáo viên cho rằng giai đoạn chuẩn bi là quan trọng nhất, quyết đinh việc tổ
chức các HĐGDNGLL nhằm rèn luyện các kỹ năng thuyết trình. Có 20% giáo viên lại cho rằng giai đoạn thực hiện quan trọng của quy trình tổ chức rèn luyện. Chỉ có 10% lại cho là giai đoạn kết thúc là quan trọng.
Ở kỹ năng trình bày vấn đề thì có đến 30% giáo viên xác đinh giai đoạn chuẩn bi là giai đoạn quan trọng của quy trình rèn luyện kỹ năng thuyết trình thông qua HĐGDNGLL cho HSTH. 10% giáo viên lựa chọn giai đoạn kết thúc và có 60% giáo viên lựa chọn giai đoạn thực hiện.
Kỹ năng kiểm tra, đánh giá có 10% giáo viên lựa chọn giai đoạn thực hiện là giai đoạn quan trọng của kỹ năng này, 20% chọn giai đoạn chuẩn bi và 70% cho là giai đoạn kết thúc.