Xây dựng phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học ở trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật VINATEX thành phố hồ chí minh (Trang 88)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.2. Xây dựng phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động

NCKH, đa dạng hóa các nguồn lực

3.2.2.1. Mục tiêu của giải pháp.

Mục đích của giải pháp là xây dựng, khai thác sử dụng và phát triển các nguồn lực NCKH một cách vững chắc lâu dài theo hướng chuẩn hoá- hiện đại hoá, đủ khả năng và điều kiện hoàn thành nhiệm vụ NCKH ngày càng khó khăn hơn của nhà trường, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu của giảng viên, sinh viên nhà trường.

Nguồn lực là nhân tố nền tảng tiền đề quyết định thành quả của hoạt động nghiên cứu khoa học của nhà trường. Đồng thời, phát triển nguồn lực nghiên cứu khoa học cũng đồng thời làm tăng cường sức mạnh toàn diện của nhà trường để hoàn thành các nhiệm vụ khác tốt hơn, đặc biệt góp phần xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý đủ sức gánh vác nhiệm vụ ngày càng cao hơn của nhà trường.

3.2.1.2. Nội dung giải pháp và cách thức thực hiện.

Giải pháp này gồm ba nội dung chính:

- Tổ chức quản lý, khai thác, sử dụng và phát triển nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học.

- Cải thiện, tăng cường nguồn tài lực và vật lực cho hoạt động nghiên cứu khoa học.

- Khai thác, quản lý và phát triển nguồn thông tin cho hoạt động nghiên cứukhoa học.

Các nội dung này liên quan, tác động hỗ trợ lẫn nhau, bổ sung cho nhau. Đó là các mặt của một vấn đề thống nhất trong thực tiễn quản lý của nhà trường.

* Cách thức thực hiện:

- Rà soát, kiểm kê, đánh giá lại thực lực các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực của Nhà trường.

- Dự báo về sự phát triển của Trường trong từng giai đoạn cùng với các yếu tố của môi trường kinh tế, xã hội, môi trường văn hóa - giáo dục, môi trường khoa học - công nghệ ở địa phương và cả nước có tác động đến hoạt động và sự phát triển của nhà trường.

- Xác định mục tiêu, nhiệm vụ căn cứ vào kế hoạch của cấp trên (Bộ Công Thương, Tập đoàn Dệt May Việt Nam, địa phương, doanh nghiệp…) và phân tích các yếu tố trên, từ đó:

+ Xây dựng kế hoạch quản lý và phát triển nguồn lực nghiên cứu khoa học của Nhà trường. Trước hết phải xây dựng chiến lược hoạt động nghiên cứu khoa học trong tầm nhìn ít nhất 5 năm, trong đó thể hiện đầy đủ các chỉ tiêu thực hiện cho từng thời kỳ, lộ trình, bước đi ở từng năm học, sau đó phải xây dựng kế hoạch và chương trình hành động cụ thể hàng năm.

+ Thực hiện kế hoạch tổ chức, khai thác sử dụng và phát triển nguồn lực nghiên cứu khoa học của Nhà trường.

+ Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch trên và đưa ra những điều chỉnh cần thiết trong chu kỳ mới.

Khi triển khai thực hiện các bước trên, mỗi nội dung có một số vấn đề cụ thể khác nhau, cụ thể:

a) Tổ chức quản lý và phát triển nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học.

- Giáo dục tư tưởng, quán triệt nhiệm vụ đối với hoạt động nghiên cứu khoa học cho mọi thành viên của nhà trường: Thông qua đợt học chính trị đầu năm học, qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, các hội nghị, hội thảo vv…, lãnh đạo quán triệt nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cho cán bộ, nhân viên, giảng viên và sinh viên, tuyên truyền về vai trò quan trọng của hoạt động

NCKH đối với việc trau dồi năng lực nghề nghiệp của mỗi người và đối với sự nghiệp của Nhà trường. Đặc biệt, tổ chức áp dụng ngay các kết quả NCKH vào trong hoạt động dạy học và công tác để mọi người thấy rõ ích lợi của hoạt động NCKH. Nên phong phú hóa các hình thức sinh hoạt khoa học như: Mời các nhà khoa học tên tuổi nói chuyện thời sự khoa học, tổ chức các câu lạc bộ khoa học theo chuyên đề một cách sinh động, tổ chức hội thảo “Nhà trường – Nhà doanh nghiệp” để phát huy các nguồn lực để NCKH, đồng thời tiếp nhận các đơn đặt hàng NCKH từ doanh nghiệp.... Xây dựng môi trường lao động mô phạm trong sáng, tạo không khí cạnh tranh lành mạnh thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học phát triển thành phong trào thường xuyên trong giảng viên và sinh viên.

- Làm tốt công tác tổ chức cán bộ: Trước hết phải rà soát, đánh giá lại thực lực đội ngũ NCKH và cán bộ quản lý NCKH hiện có theo các tiêu chuẩn, trong đó cần nhấn mạnh tiêu chí về năng lực và triển vọng phát triển năng lực nghiên cứu khoa học. Tiêu chí này cần được lượng hoá, ví dụ ngoài việc xem xét về sức khoẻ, bằng cấp đã đào tạo, số năm kinh nghiệm... cần đưa vào đây về thành tích NCKH đã đạt được, kể cả khi còn học đại học, khả năng về ngoại ngữ và công nghệ thông tin, kiến thức về phương pháp luận NCKH. Từ đó có kế hoạch sắp xếp, phân công hợp lý và tổ chức bồi dưỡng thêm về khiến thức, kỹ năng NCKH cho những GV còn yếu kém, giảng viên trẻ cũng như tuyển dụng thêm những người giỏi để đội ngũ NCKH của nhà trường đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, cân đối về cơ cấu.

- Lựa chọn, bố trí đội ngũ nghiên cứu viên giỏi gồm những người có học vấn cao, là giảng viên có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, các GV giàu kinh nghiệm đã có những sản phẩm NCKH có giá trị, đã được khẳng định làm nòng cốt cho hoạt động NCKH ở các chuyên ngành và các đơn vị, bộ phận. Nhà trường cần mạnh dạn đề ra một số chính sách để khai thác tài năng của đội ngũ này cũng

như có hình thức làm cho họ giúp đỡ những người khác trong hoạt động NCKH. Với những người có năng lực sáng tạo đặc biệt, cần sắp xếp bớt thời lượng giảng dạy và các việc sự vụ khác để giải phóng thời gian cho họ tập trung nhiều hơn vàoNCKH.

- Quản lý tốt công tác tự học, tự bồi dưỡng của GV. Tiếp tục tổ chức bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, tin học, ngoại ngữ, các kỹ năng và phương phương pháp luận nghiên cứu khoa học cho giảng viên. Các khoa, tổ chuyên môn nên phân công người có kinh nghiệm giúp đỡ các giảng viên trẻ và người còn yếu trong NCKH, chẳng hạn như cùng nhau thực hiện chung một đề tài.

- Tổ chức liên kết giữa các giảng viên ở chuyên ngành khác nhau, ở các khoa, tổ khác nhau để kết hợp trí tuệ tập thể trong những dự án nghiên cứu lớn, đề tài trọng điểm.

- Tùy theo từng điều kiện cụ thể, có hình thức hợp tác với các cơ quan, tổ chức bên ngoài Trường để vừa phối kết hợp thực hiện một số đề tài, vừa tạo điều kiện cho cán bộ, giảng viên học tập kinh nghiệm hoạt động nghiên cứu khoa học của các tổ chức, đơn vị bạn.

b) Cải thiện, tăng cường nguồn tài lực và vật lực cho hoạt động NCKH.

* Tăng cường đầu tư kinh phí cho hoạt động nghiên cứu khoa học: Hiện nay, mức chi cho NCKH của trường so với các khoản chi khác là quá thấp, không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của hoạt động NCKH. Ngoài một số đề tài được thưởng thì hầu như nhà trường chưa hề chi cho những đề tài thường niên một khoản kinh phí nào. Mặt khác, việc xét khen thưởng này có tính đột xuất, chưa thành quy định. Điều đáng nói ở đây là nhiều trường cao đẳng trên địa bàn thành phố và ở các tỉnh khác đã có sự đầu tư đáng kể cho hoạt động NCKH. Ví dụ, quy định ở Trường Cao đẳng Công Thương TP.HCM là: đề tài cấp trường sau khi nghiệm thu, tác giả được nhận 8 triệu

đồng và được tính từ 80 đến 100 giờ dạy. Đề tài cấp tổ chuyên môn được nhận 5 triệu đồng và tính 40 đến 60 giờ dạy. Tác giả một bài báo đăng trên tạp chí khoa học được thưởng 1,5 triệu đồng ...

Vì thế, tăng cường kinh phí cho NCKH là một yêu cầu bức thiết đối với Trường Cao đẳng KT-KT Vinatex TP.HCM. Các cấp lãnh đạo cần quán triệt sâu sắc chủ trương “Đầu tư cho khoa học là đầu tư cho phát triển”, NCKH là loại lao động trí tuệ đỉnh cao mà không phải ai cũng có thể làm được. Vấn đề ở đây là phải tháo gỡ những vướng mắc, bất cập về cơ chế quản lý thu, chi tài chính để có quy định, kế hoạch và phương án tài chính phù hợp với các văn bản quy định chế độ tài chính của Nhà nước hiện hành. Hiện nay, nhà trường đã có quyền tự chủ mạnh mẽ hơn (theo đề án tự chủ về lao động và tài chính đã được phê duyệt cuối 2012) nên sớm cụ thể hóa giải quyết tốt vấn đề này. Nhà trường cần chỉ đạo phòng Quản lý Khoa học và Quan hệ doanh nghiệp, phòng Tài chính – Kế toán xem xét cụ thể, xây dựng kế hoạch kinh phí cho hoạt động NCKH. Kế hoạch này phải thể hiện được tính chất đặc thù của hoạt động NCKH. Nhà trường cần xây dựng tiêu chí cụ thể để định lượng mức chi phù hợp với kết quả nghiên cứu của từng công trình, khuyến khích người nghiên cứu, tránh “cào bằng” tràn lan. Đặc biệt, cần xây dựng cơ chế khen thưởng rõ ràng, để giảng viên và sinh viên trong Trường có thêm động lực tham gia NCKH tích cực hơn. Các kế hoạch, chế độ, thủ tục về kinh phí hoạt động NCKH cần phải tường minh, dễ thực hiện và phải được phổ biến công khai cho mọi người.

Có một vấn đề cần được giải quyết là nhà trường phải có văn bản quy định cụ thể những hoạt động nào được quy vào hoạt động NCKH của giảng viên, định mức cho từng đối tượng theo chức danh, mức thù lao và thủ tục chi trả, thanh toán cụ thể.

-Định mức giờ chuẩn nghiên cứu khoa học của từng chức danh giảng viên trong một năm được qui đổi từ 30% định mức thời gian làm việc như sau :

Chức danh giảng viên Định mức giờ chuẩn NCKH

Giáo sư (Giảng viên cao cấp) 130

Phó Giáo sư 120

Giảng viên chính 100

Giảng viên 80

- Định mức giờ chuẩn thực hiện nhiệm vụ NCKH của giảng viên :

TT Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học

Định mức giờ chuẩn

1 Chủ nhiệm đề tài chương trình cấp nhà nước 390 2 Thư ký chương trình NCKH cấp thành phố, cấp bộ 80 3 Chủ nhiệm đề tài trọng điểm cấp thành phố, cấp bộ 260 4 Chủ nhiệm đề tài cấp thành phố, cấp bộ 240

5 Chủ nghiệm đề tài cấp cơ sở 100

6 Hợp đồng chuyển giao công nghệ 130

7 Hợp đồng tư vấn khoa học 130

8 Bài báo đăng trên tạp trí khoa học chuyên ngành trong nước

100 9 Bài viết đăng trên kỷ yếu hội nghị, hội thảo

khoa học cấp ngành, cấp quốc gia

100 10 Bài viết đăng trên kỷ yếu hội nghị, hội thảo

khoa học cấp cơ sở

80 11 Báo cáo chuyên đề tại xeminar của khoa, bộ môn 80 12 Sách tham khảo, Sách chuyên khảo, sách hướng

dẫn học tập (được xuất bản)

150giờ/đơn vị học trình, hoặc 15giờ/trang tác giả 13 Xây dựng bài giảng điện tử 150giờ/đơn vị

học trình 14 Xây dựng chương trình mới 15giờ/trang tác giả

15 Hướng dẫn sinh viên NCKH 20giờ/1 đề tài

Về phía người nghiên cứu, cần có kế hoạch dự trù kinh phí xác đáng kèm theo kế hoạch đề cương nghiên cứu đề tài. Khi Hiệu trưởng đã thống nhất duyệt đề cương nghiên cứu, cần thực hiện chi trả cho tác giả theo đúng mức đã duyệt sau khi đề tài được nghiệm thu hoặc cho ứng trước một phần.

* Tăng cường điều kiện cơ sở vật chất và cung cấp trang thiết bị, phương tiện dụng cụ cho nghiên cứu khoa học:

- Sửa chữa, nâng cấp các máy móc thiết bị đã có và mua mới thêm các đồ dùng, tài liệu sách báo cần thiết, cải tiến thủ tục sử dụng sao cho thật thuận tiện cho người dùng.

- Cải tiến, tăng cường hệ thống mạng internet cáp quang, tổ chức khâu vận hành, bảo trì và khai thác sử dụng vào công tác quản lý và các hoạt động, trong đó có hoạt động nghiên cứu khoa học của Nhà trường.

- Xây dựng phòng máy chuyên dụng có nối Internet cho cán bộ, giảng viên khai thác dữ liệu và thông tin.

c. Quản lý, khai thác và phát triển nguồn thông tin cho hoạt động NCKH.

- Tạo lập và duy trì cơ chế trao đổi thông tin khoa học, nhất quán trong Trường. Đối với các thông tin về quản lý, điều hành cần tinh lọc, việc thu nhận, truyền phát thông tin phải đúng chức năng, thẩm quyền, hạn chế bớt các văn bản giấy tờ mang thông tin sự vụ nhất thời, để giảm bớt sự nhiễu loạn thông tin và tiết kiệm vật chất và thời gian.

- Tăng cường mua sắm tài liệu, sách vở chuyên sâu, phù hợp với nhu cầu nghiên cứu của giảng viên và sinh viên, chú ý ưu tiên các tài liệu về phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu khoa học, về khoa học quản lý giáo

dục cập nhật các tri thức hiện đại. Khi lập và duyệt kế hoạch mua sắm thiết bị phải thu thập đề xuất từ dưới cơ sở lên, từ tổ chuyên môn và từng cá nhân.

- Có biện pháp cụ thể để lưu trữ và cập nhật thông tin cần thiết. Nhà trường và văn phòng mỗi bộ phận cần lưu trữ các văn bản pháp quy, các quy định cụ thể, các kết quả hoạt động từng mặt hàng năm... Trường cần đầu tư được một trung tâm cơ sở dữ liệu thông tin khoa học để mọi người có thể khai thác sử dụng.

- Phát huy vai trò, tác dụng của công nghệ thông tin vào NCKH và quản lý hoạt động NCKH. Song song với việc trang bị thêm, sửa chữa, bảo dưỡng nâng cấp máy móc, thiết bị, trường cần chú trọng nâng cao kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin của giảng viên bằng biện pháp như đưa ra một số quy định bắt buộc, gắn với công tác thi đua vv…

Để thực hiện có hiệu quả, việc xây dựng và phát triển nguồn lực nghiên cứu khoa học phải được cấp ủy Đảng , lãnh đạo quan tâm, coi đó là một trong các nhiệm vụ then chốt hàng đầu để phát triển Nhà trường.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học ở trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật VINATEX thành phố hồ chí minh (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w