Thực trạng hoạt động NCKH của giảng viên trường Cao đẳng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học ở trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật VINATEX thành phố hồ chí minh (Trang 62)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.3. Thực trạng hoạt động NCKH của giảng viên trường Cao đẳng

KT Vinatex TP.HCM

Hoạt động NCKH là một trong hai nhiệm vụ chính của giảng viên trường Cao đẳng KT-KT Vinatex TP.HCM, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và khẳng định vị thế của trường. Công tác NCKH luôn được chú trọng, đặc biệt từ năm 2006, khi trường được nâng cấp thành trường cao đẳng, nhà trường đã chú ý khai thác tiềm năng của toàn thể đội ngũ cán bộ giảng viên, phát huy thế mạnh của đội ngũ các nhà khoa học trong các lĩnh vực khoa học kinh tế, kỹ thuật, giáo dục, công tác NCKH đã gắn bó chặt chẽ hơn, có tác động tích cực đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo.

* Kết quả thống kê tình hình NCKH của giảng viên:

Bảng 2.8 - Các công trình khoa học đã được nghiệm thu

TT Cấp đề tài Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1 Cấp Bộ 01 01 2 Cấp trường 02 02 04 06 10 15 Cộng 02 02 04 06 11 16

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác NCKH, nhìn chung các giảng viên của nhà trường có ý thức tốt trong việc NCKH, nhiều người đã say mê, phấn đấu nâng cao trách nhiệm đúng vị trí của hoạt động NCKH của mình trong hoạt động chung của nhà trường.

Tuy nhiên, nhìn vào thực tế hoạt động NCKH của giảng viên của trường chúng ta có thể thấy một số đặc điểm sau:

- Số lượng đề tài NCKH của giảng viên đã được thực hiện và nghiệm thu còn nhiều hạn chế. Đặc biệt là đề tài NCKH cấp Bộ, ngành còn rất khiêm tốn.

- Hoạt động NCKH của giảng viên trường được thực hiện sau khi trường nâng cấp thành trường cao đẳng từ năm 2006 đến nay, mặc khác các chế độ cho giảng viên tham gia NCKH chưa khuyến khích được GV nghiên cứu.

- Hoạt động NCKH của giảng viên mặc dù được chú trọng, song chưa có bước đột phá về số lượng và chất lượng, kỹ năng phát hiện đề tài của giảng viên còn hạn chế... chứng tỏ cần có giải pháp thiết thực hơn để thu hút giảng viên tham gia NCKH.

2.2.3.1. Tổ chức xây dựng, quản lý kế hoạch NCKH

Nghiên cứu khoa học ở trường Cao đẳng KT-KT Vinatex TP.Hồ Chí Minh được tổ chức, xây dựng, thực hiện trên cơ sở huy động nguồn lực về con người và tài chính. Được hội đồng khoa học nhà trường đánh giá bằng số lượng và chất lượng các công trình công bố hoặc ứng dụng có hiệu quả trong thực tiễn. Việc quản lý công tác NCKH của nhà trường được thực hiện thông qua:

- Việc quản lý thực hiện các qui chế, chế độ làm việc và qui định NCKH thống nhất trong toàn trường.

- Tổ chức xây dựng, tổng hợp kế hoạch, quản lý và điều phối tất cả các hoạt động NCKH trong trường, đồng thời giám sát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động NCKH, các báo cáo định kỳ tình hình hoạt động NCKH của trường lên cấp trên.

- Tổ chức xét duyệt đánh giá và nghiệm thu các kết quả NCKH, kiến nghị và trình Hiệu trưởng khen thưởng đối với những công trình khoa học xuất sắc, có giá trị ứng dụng cao.

- Tổ chức lưu trữ kết quả NCKH của nhà trường theo yêu cầu và định kỳ. - Tổ chức và tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học các cấp.

2.2.3.2. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động NCKH

Việc tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch NCKH ở trường Cao đẳng KT-KT Vinatex TP.Hồ Chí Minh được thực hiện căn cứ theo :

• Thông tư số 14/2009/TT-BGDĐT ngày 29 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành điều lệ của trường cao đẳng.

• Quyết định số 4821/QĐ-BGDĐT Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 01 tháng 9 năm 2009 về thành lập Trường Cao Đẳng Công nghiệp Dệt May Thời trang Thành phố Hồ Chí Minh; nay là trường Cao đẳng KT-KT Vinatex TP.Hồ Chí Minh.

• Quyết định số 64/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 28 tháng 11 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc qui định chế độ làm việc đối với giảng viên.

• Quyết định số 111/QĐ-CĐKT ngày 18 tháng 01 năm 2013 của Trường Cao đẳng KT-KT Vinatex TP.Hồ Chí Minh về việc ban hành qui chế chi tiêu nội bộ, có sửa đổi bổ sung theo từng năm.

 Quy trình đăng ký thực hiện đề tài NCKH: Hồ sơ gồm:

• Phiếu đăng ký đề tài. • Phiếu thuyết minh đề tài • Thời gian thực hiện đề tài

• Số giờ của đề tài: Do chủ đề tài đề nghị

• Cán bộ, giảng viên đăng ký thông qua đơn vị.

• Các đơn vị tập hợp hồ sơ và đăng ký với phòng Quản lý khoa học và Quan hệ doanh nghiệp, chậm nhất vào ngày 30 tháng 9 hàng năm.

• Phòng Quản lý khoa học và Quan hệ doanh nghiệp tổng hợp trình Hội đồng khoa học trường xét duyệt, trên cơ sở đó Hiệu trưởng ban hành quyết định giao cho cá nhân hoặc đơn vị thực hiện.

2.2.3.3. Theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch NCKH * Theo dõi kiểm tra và đánh giá chung:

• Phòng Quản lý khoa học và Quan hệ doanh nghiệp chịu trách nhiệm tổng hợp, theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch NCKH, định kỳ báo cáo tình hình họat động NCKH của trường lên cấp trên. Quản lý việc thực hiện các qui chế, chế độ và qui định NCKH thống nhất trong toàn trường.

• Tổ chức việc đánh giá các kết quả NCKH, kiến nghị việc khen thưởng các công trình xuất sắc. Quản lý công tác thông tin, xuất bản tư liệu khoa học.

• Quản lý và theo dõi các hợp đồng NCKH với các đơn vị ngoài trường, cũng như thực hiện việc quản lý hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ với nước ngoài.

* Đánh giá nghiệm thu đề tài khoa học các cấp:

Phòng Quản lý khoa học và Quan hệ doanh nghiệp định kỳ vào tháng 8 hàng năm sẽ trình Hội đồng khoa học trường tổ chức nghiệm thu các đề tài trong năm học. Đồng thời tổ chức hội nghị khoa học nhằm tổng kết, đánh giá việc NCKH trong năm học vừa qua và triển khai kế hoạch NCKH cho năm học kế tiếp. Các đề tài đạt kết quả tốt sẽ được báo cáo điển hình. Tất cả các sản phẩm NCKH được xét duyệt sẽ được lưu trữ tại thư viện nhà trường và thuộc quyền sở hữu trí tuệ của Trường Cao đẳng KT-KT Vinatex TP.HCM.

Để có đánh giá chính xác hơn về các biện pháp quản lý hoạt động NCKH của giảng viên mà nhà trường đang thực hiện, chúng tôi đã tổ chức thăm dò ý kiến của 81 cán bộ là trưởng, phó các phòng, khoa,cơ sở 2, tổ trưởng bộ môn, giám đốc trung tâm, các tổ chức đoàn thể tại thời điểm tháng 3 năm 2014. Kết quả thăm dò ý kiến như sau:

Bảng 2.9 - Khảo sát thực trạng mức độ thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động NCKH của giảng viên TT Nội dung và biện pháp quản lý

Hoạt động NCKH của giảng viên

Mức độ thực hiện (%)

Tốt Bình

thường Chưa tốt

1 Quán triệt quy chế, quy định về hoạt

động NCKH của giảng viên 74 24.50 1.50

2 Ban hành hệ thống văn bản quy định của

trường về hoạt động NCKH của GV 65.25 25.75 9 3 Hướng dẫn quy trình tiến hành đề tài

NCKH của giảng viên 63 34 3

4 Thành lập Phòng chuyên trách quản lý

hoạt động NCKH 63.5 12.5 24

5 Đánh giá, nhận xét tiến độ thực hiện đề

tài NCKH của giảng viên từng năm học 33.75 13.75 52.5 6 Chủ động xây dựng kế hoạch NCKH

cho các cá nhân trong đơn vị 17.5 36.5 44 7

Phối hợp với các cấp, bộ, ngành và các tổ chức xã hội để tìm kiếm, triển khai các đề tài NCKH cho giảng viên

23 24.75 52.25

8

Dành kinh phí thích đáng, tăng cường trang thiết bị cho hoạt động NCKH của giảng viên

13.5 31 55.5

9

Đưa hoạt động NCKH của giảng viên thành

Kết quả thăm dò tại bảng 2.9 cho thấy:

- Nhà trường đã thực hiện tốt về: Quán triệt quy chế, quy định về hoạt động NCKH của giảng viên (74%); ban hành hệ thống văn bản quy định của trường về hoạt động NCKH của giảng viên (65.25%); thành lập Phòng chuyên trách quản lý hoạt động NCKH (63.5%); Hướng dẫn quy trình tiến hành đề tài NCKH của giảng viên (63%).

- Ngược lại, một số biện pháp mà nhà trường đang thực hiện chưa tốt như: Đánh giá, nhận xét tiến độ thực hiện đề tài NCKH của giảng viên từng năm học (52.5%); chủ động xây dựng kế hoạch NCKH cho các cá nhân trong đơn vị (44%); dành kinh phí thích đáng, tăng cường trang thiết bị cho hoạt động NCKH của giảng viên (55.5%); phối hợp với các cấp, bộ, ngành và các tổ chức xã hội để tìm kiếm, triển khai các đề tài NCKH cho giảng viên (52.25%).

Để tìm hiểu quy trình quản lý hoạt động NCKH của giảng viên mà nhà trường đang tiến hành, chúng tôi đã tổ chức điều tra xã hội học ý kiến của 178 giảng viên tại thời điểm tháng 03 năm 2014.

Kết quả như sau:

Bảng 2.10 - Khảo sát thực trạng mức độ thực hiện quy trình quản lý hoạt động NCKH của giảng viên

TT Quy trình quản lý hoạt động NCKH của giảng viên

Mức độ thực hiện (%)

Tốt Bình

thường

Chưa tốt

1 Triển khai các hoạt động nghiên cứu sau

2 Đơn vị tổ chức duyệt đề cương nghiên cứu 71 22 7

3 Định hướng của nhà trường cho giảng

viên đăng ký đề tài nghiên cứu 40 15 45

4 Thường xuyên đôn đốc kiểm tra tiến độ

của đề tài 32.3 32.5 35.2

5 Tổ chức nghiệm thu, đánh giá kết quả

nghiên cứu 66.6 20.8 12.6

6 Lựa chọn báo cáo cho Hội nghị NCKH

giảng viên 51.6 33.4 15

Qua kết quả tại bảng 2.10 cho thấy trong quy trình quản lý hoạt động NCKH của giảng viên các khâu đã tiến hành và được đánh giá tốt chiếm tỷ lệ % cao là các khâu:

- Giảng viên triển khai các hoạt động nghiên cứu sau khi đề tài được phê duyệt chiếm tỷ lệ 86%.

- Đơn vị tổ chức phê duyệt đề cương nghiên cứu chiếm tỷ lệ 71%; Tổ chức nghiệm thu, đánh giá kết quả nghiên cứu chiếm tỷ lệ 66.6%, lựa chọn báo cáo cho Hội nghị NCKH giảng viên toàn trường chiếm tỷ lệ 51.6%.

- Tuy nhiên, việc định hướng của nhà trường cho giảng viên đăng ký đề tài nghiên cứu chưa được tốt, chiếm tỷ lệ 45%. Khâu đôn đốc, kiểm tra tiến độ thực hiện đề tài NCKH của giảng viên chưa được tiến hành một cách triệt để, đồng bộ chiếm tỷ lệ 35.2%.

* Từ kết quả khảo sát nêu trên, công tác quản lý hoạt động NCKH của nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Một trong những nguyên nhân hạn chế là nhận thức của cán bộ quản lý ở các đơn vị trong nhà trường chưa

đầy đủ, thiếu đồng bộ, cá biệt còn có người coi việc quản lý hoạt động NCKH của giảng viên là không cần thiết, mà cho rằng quản lý hoạt động NCKH của giảng viên là trách nhiệm của phòng Quản lý khoa học và Quan hệ doanh nghiệp, các trưởng khoa.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học ở trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật VINATEX thành phố hồ chí minh (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w