8. Cấu trúc luận văn
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã xác định "Phát triển khoa học và công nghệ thực sự là động lực then chốt của quá trình phát triển nhanh và bền vững. Hướng trọng tâm hoạt động khoa học, công nghệ vào phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển theo chiều sâu góp phần tăng nhanh năng suất, chất lượng, hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế” [7]. Nghị quyết 29 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã khẳng định “Tăng cường năng lực, nâng cao chất lượng và hiệu quả nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ của các cơ sở giáo dục đại học. Gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo và nghiên cứu, giữa các cơ sở đào tạo với các cơ sở sản xuất, kinh doanh” [8].
Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 đã chỉ rõ: “Nâng cao rõ rệt quy mô và hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học. Các trường đại học lớn phải là các
trung tâm nghiên cứu khoa học mạnh của cả nước; nguồn thu từ các hoạt động khoa học và công nghệ, sản xuất và dịch vụ tối thiểu đạt 15% tổng nguồn thu của các cơ sở giáo dục đại học vào năm 2010 và 25% vào năm 2020” [4].
Năm 2012, Quốc hội ban hành Luật Giáo dục Đại học đã quy định nhiệm vụ của các cơ sở giáo dục đại học về NCKH như sau: " Nghiên cứu khoa học và công nghệ để phục vụ và nâng cao chất lượng đào tạo; nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ nhằm tạo ra tri thức, công nghệ, giải pháp mới, góp phần phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với năng lực khoa học, công nghệ của nhà trường " (Điều 41).
Luật Khoa học và Công nghệ khẳng định vị trí vai trò của các trường đại học trong sự nghiệp phát triển KHCN (Điều 9), Luật còn quy định nhiệm vụ NCKH cho các cơ sở giáo dục đại học ( Điều 12) [24].