Nguyên nhân của hạn chế, thiếu sót

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học ở trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật VINATEX thành phố hồ chí minh (Trang 78)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.2. Nguyên nhân của hạn chế, thiếu sót

2.4.2.1. Các nguyên nhân khách quan.

- Nhà trường được nâng cấp thành trường cao đẳng được hơn 8 năm, việc tuyển dụng cán bộ, giảng viên được triển khai nhanh chóng để đáp ứng

quy mô đào tạo. Do đó, cơ cấu về độ tuổi và giới tính của đội ngũ giảng viên không hợp lý. Tỷ lệ giảng viên là nữ còn cao, đặc biệt là tỷ lệ giảng viên ở độ tuổi từ 50 trở lên có 12,38%, từ 40- 49 tuổi chỉ có 10%, còn lại từ 25 đến 39 tuổi là 77,62%. Điều này có liên quan đến kinh nghiệm tham gia NCKH của giảng viên phần nào cũng bị hạn chế.

- Quy mô đào tạo tăng nhanh, trong khi đó cơ sở vật chất tăng không tương xứng, nguồn lực hạn chế, giảng viên phải giảng dạy với khối lượng giờ giảng vượt định mức quy định gấp 1,2 lần, do đó giảng viên không dành thời gian nhiều cho NCKH.

- Tỷ lệ đội ngũ giảng viên có trình độ cao (thạc sĩ, tiến sĩ) còn ít, chưa đạt mức chuẩn theo qui định. Do đó, hoạt động NCKH cũng bị hạn chế bởi thiếu chuyên gia giỏi đầu đàn.

2.4.2.2. Các nguyên nhân chủ quan.

- Một trong những nguyên nhân hạn chế là nhận thức của cán bộ quản lý ở các đơn vị trong nhà trường chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, cá biệt còn có người coi việc quản lý hoạt động NCKH của giảng viên là không cần thiết, mà cho rằng quản lý hoạt động NCKH của giảng viên là trách nhiệm của phòng Quản lý khoa học và Quan hệ doanh nghiệp, các Khoa chuyên môn, tổ bộ môn chỉ quản lý về mặt nội dung chuyên môn.

- Việc phổ biến nội quy, quy định và hướng dẫn đăng ký đề tài NCKH cho giảng viên triển khai còn manh mún, chưa đồng bộ giữa các đơn vị trong trường dẫn đến tình trạng nhận thức về NCKH của giảng viên trong các đơn vị khác nhau là không giống nhau.

- Việc tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý hoạt động NCKH giảng viên của nhà trường chưa thật triệt để, công tác kiểm tra, đánh giá trong quy trình quản lý còn chưa thường xuyên và chưa kịp thời.

- Cơ sở vật chất dành cho hoạt động NCKH cũng rất hạn chế, chưa tương xứng với nhu cầu và thực tế.

- Một bộ phận không nhỏ giảng viên trẻ còn ngại khó, ngại khổ khi tham gia NCKH, ý thức tự tìm tòi, khám phá cái mới chưa cao.

2.4.2.3. Đánh giá chung thực trạng quản lý hoạt động NCKH ở Trường Cao đẳng KT-KT Vinatex TP.Hồ Chí Minh.

* Ưu điểm.

Trong những năm qua, mặc dù phải giải quyết nhiều vấn đề phức tạp của giai đoạn chuyển đổi để phát triển, Trường Cao đẳng KT- KT Vinatex TP.Hồ Chí Minh vẫn luôn quan tâm chú trọng hoạt động NCKH, hoạt động này đã trở thành nề nếp và đưa lại nhiều kết quả tốt. Một số đề tài khoa học đã hoàn thành đã và đang được vận dụng vào thực tiễn. Các công trình NCKH đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy và đào tạo, nâng chất lượng đào tạo, đưa ra các giải pháp quản lý mới cho nhà trường. Trình độ, năng lực chuyên môn và năng lực NCKH của giảng viên được nâng cao, kinh nghiệm quản lý của cán bộ cũng được tích lũy phong phú hơn.

* Hạn chế.

Công tác NCKH trong thời gian qua chưa tương xứng với tầm vóc, vị thế của nhà trường. Phần đông giảng viên tham gia nghiên cứu có tính hình thức đối phó, chất lượng chưa cao, tính ứng dụng các đề tài còn thấp. Kết quả NCKH của nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu góp phần tạo ra sự đổi mới đột phá nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển nhà trường.

* Nguyên nhân.

Trên thực tế, những thành tích NCKH của Trường Cao đẳng KT-KT Vinatex TP.Hồ Chí Minh đạt được là kết quả của nhiều nhân tố, trong đó chủ yếu là do sự nỗ lực của đội ngũ những giảng viên tích cực, có tâm huyết và năng lực chuyên môn cao. Về quản lý, nhà trường đã quy định nhiệm vụ NCKH là bắt buộc có tính pháp lý đối với giảng viên. Các cấp quản lý trong

trường đã thực hiện tốt một số nội dung về quản lý nguồn lực và tác động trong quá trình hoạt động nghiên cứu bằng các biện pháp hành chính và tâm lý giáo dục.

Trong nhiều nguyên nhân của yếu kém nêu trên, có sự yếu kém do công tác quản lý. Nhà trường đã điều hành hoạt động NCKH của giảng viên chủ yếu về mặt hành chính theo kiểu truyền thống từ thời bao cấp trước đây, chưa có sự đổi mới, sáng tạo rõ rệt. Chưa có kế hoạch dài hạn trong việc phát triển số lượng và chất lượng đội ngũ giảng viên, dẫn đến giảng viên bị áp lực trong công tác giảng dạy còn khá cao, thời gian tham gia NCKH của giảng viên bị hạn chế.

Tóm lại, hiệu quả thực hiện các giải pháp quản lý còn rất hạn chế. Nhà trường chưa có sự đầu tư vận dụng lý luận khoa học quản lý đáng kể. Những tiếp cận quản lý hiện đại mà nhiều cơ sở giáo dục trong và ngoài nước đã và đang triển khai ứng dụng có kết quả tốt thì chưa được các cán bộ lãnh đạo và quản lý nhà trường áp dụng vào công tác quản lý NCKH. Việc điều hành quản lý còn dựa trên tư duy kiểu cũ, cơ bản dựa trên chức năng áp đặt từ trên xuống dưới, chưa vận dụng kiến thức của khoa học quản lý hiện đại, thiếu tính qui trình chặt chẽ và tính toàn diện của vấn đề.

Kết luận chương 2

Trong chương 2, tác giả đã tìm hiểu và trình bày những nét khái quát chung của hoạt động NCKH của giảng viên ở Trường Cao đẳng KT-KT Vinatex TP.HCM.

Nghiên cứu thực trạng hoạt động NCKH tại trường, đồng thời chỉ ra những nguyên nhân thành công và những hạn chế của hoạt động NCKH trong thời gian qua ở Trường Cao đẳng KT-KT Vinatex TP.HCM.

Trên cơ sở lý luận của quản lý hoạt động NCKH và thực trạng quản lý hoạt động NCKH của giảng viên ở Trường Cao đẳng KT-KT Vinatex TP.Hồ Chí Minh, đã cho tác giả cơ sở để nghiên cứu tiếp chương 3 của luận văn

“Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động NCKH của giảng viên ở Trường Cao đẳng KT-KT Vinatex TP.Hồ Chí Minh”.

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT VINATEX TP.HCM

Xuất phát từ những cơ sở lý luận của công tác quản lý hoạt động NCKH của giảng viên, căn cứ vào kết quả nghiên cứu thực trạng những nguyên nhân dẫn đến thành công và hạn chế, bất cập trong công tác NCKH, vì vậy cần tìm ra một số giải pháp quản lý hoạt động NCKH của giảng viên ở Trường Cao đẳng KT-KT Vinatex TP.HCM phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ trong tình hình mới.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học ở trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật VINATEX thành phố hồ chí minh (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w