8. Cấu trúc luận văn
2.3. Thực trạng hiệu quả quản lý hoạt động NCKH của giảng viên
về nguồn lực, trang thiết bị, kinh phí, đặc biệt là các giải pháp nhằm đổi mới và thực sự mang lại hiệu quả cho công tác này trong tình hình mới. Những nét khái quát về hoạt động NCKH của giảng viên trường trong những năm gần đây vừa là thực tế, vừa tạo tiền đề cho việc đề ra các giải pháp của đề tài nghiên cứu.
2.3. Thực trạng hiệu quả quản lý hoạt động NCKH của giảng viêntrường Cao đẳng KT-KT Vinatex TP.HCM trường Cao đẳng KT-KT Vinatex TP.HCM
2.3.1. Nhận thức về sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động NCKH của giảng viên trường Cao đẳng KT-KT Vinatex TP.HCM
Khảo sát nguyện vọng của giảng viên về NCKH thông qua thăm dò ý kiến của 178 giảng viên cho thấy:
- Mong muốn được tham gia NCKH là 153 (tỷ lệ 88,4,5%). - Có đam mê, tâm huyết với NCKH là 41 ( tỷ lệ 23%). - Yêu thích NCKH là 65 (tỷ lệ 36,5%).
- Cần thiết nâng cao hiệu quản quản lý NCKH là 161 (tỷ lệ 90,4%). - Số giảng viên không có câu trả lời là 26 (tỷ lệ 10,6%).
Nhận xét, đánh giá:
Tỷ lệ giảng viên mong muốn được tham gia NCKH là rất lớn, chiếm 88,4%, tuy nhiên việc tiếp cận để đăng ký các đề tài nghiên cứu còn hạn chế do tâm lý ngại khó của giảng viên.
Tỷ lệ giảng viên có đam mê, tâm huyết với NCKH chiếm tỷ lệ nhỏ, khoảng 23%, chủ yếu tập trung ở các giảng viên có tuổi đời và tuổi nghề cao.
Tỷ lệ giảng viên yêu thích NCKH còn hạn chế, chiếm 36,5% do nhà trường chưa tạo được cơ chế khuyến khích, động viên, tạo động lực cho giảng viên NCKH.
Tỷ lệ giảng viên thấy cần thiết phải nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động NCKH là rất lớn, chiếm 90,4%, điều đó cho thấy cần phải có các biện pháp quản lý hợp lý hơn nữa để tạo điều kiện thuận lợi cho giảng viên NCKH.
* Khảo sát quan niệm của giảng về hoạt động NCKH thông qua thăm dò ý kiến của 178 giảng viên cho thấy quan niệm của giảng viên rất đa dạng và phong phú. Chúng tôi đưa ra một số quan niệm như sau:
- Quan niệm 1: NCKH giúp rèn luyện tư duy khoa học.
- Quan niệm 2: NCKH để tự mình chiếm lĩnh tri thức khoa học - Quan niệm 3: NCKH góp phần nâng cao trình độ chuyên môn.
- Quan niệm 4: Hoạt động NCKH là hoạt động tự nguyện của giảng viên. - Quan niệm 5: Hoạt động NCKH mang tính bắt buộc đối với giảng viên.
- Quan niệm 6: NCKH nhiều hơn là tốt hơn.
- Quan niệm 7: NCKH là tiêu chí bình xét thi đua năm học.
- Quan niệm 8: NCKH được quy đổi thành giờ giảng và được thanh toán. Kết quả thăm dò như sau:
Bảng 2.11-Tổng hợp kết quả khảo sát quan niệm của giảng viên
TT Nội dung Rất đồng ý Đồng ý Không đồng ý Không trả lời % % % % 1 Quan niệm 1 28.5 60.6 4,4 3.0 2 Quan niệm 2 50,5 48,3 0.5 0.5 3 Quan niệm 3 38.5 46 5,6 5 4 Quan niệm 4 8,4 8,9 80,3 2.2 5 Quan niệm 5 57,5 39,8 1,6 1.1 6 Quan niệm 6 10,6 20,2 68,5 0,5 7 Quan niệm 7 38,2 58,9 2.2 0,5 8 Quan niệm 8 29,8 55,7 12,3 2.2
Từ kết quả thăm dò tại bảng 2.11, rút ra một số nhận xét như sau:
Đa số giảng viên đồng ý với quan niện NCKH giúp rèn luyện tư duy khoa học và tự chiếm lĩnh trí thức khoa học, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, phục vụ công tác giảng dạy được tốt hơn.
Đa số giảng viên đồng ý cho rằng NCKH là nhiệm vụ bắt buộc đối với giảng viên vì NCKH là một trong hai nhiệm vụ của giảng viên.
Đa số ý kiến cho rằng NCKH nhiều hơn chưa chắc đã tốt hơn vì NCKH còn phụ thuộc vào mục đích của người nghiên cứu, đề tài có tính ứng dụng thực tiễn hay không, có khả thi hay không khả thi.
Đa số ý kiến cho rằng NCKH là một tiêu chí quan trọng trong bình xét thi đua năm học và được tính quy đổi thành giờ giảng, là căn cứ để xét trả tiền vượt giờ hàng năm.
Thực tiễn cho thấy, hoạt động NCKH cùng với chất lượng đào tạo là một trong hai nhiệm vụ quan trọng của bất cứ một trường học nào. Phải khẳng định rằng, hoạt động NCKH luôn đi đôi và gắn liền với chất lượng đào tạo. Việc nhận thức đúng và tham gia có hiệu quả vào hoạt động NCKH là con đường ngắn và hiệu quả nhất để nâng cao chất lượng đào tạo tại trường học.
Trong bối cảnh giao lưu và hội nhập của nước ta như hiện nay, để KHCN đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội, các nhà nghiên cứu, những người làm công tác khoa học, nhất là giảng viên tại các trường đại học và cao đẳng phải là lực lượng nòng cốt trong việc nghiên cứu và ứng dụng các kết quả nghiên cứu đó vào hoạt động giảng dạy và mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học, mỗi trường luôn tự làm mới mình, muốn không bị lạc hậu trước xu thế phát triển ngày càng sâu và rộng của quá trình hội nhập, luôn đổi mới, sáng tạo và đảm bảo chất lượng đào tạo cần phải coi trọng hoạt động NCKH trong suốt quá trình đào tạo của mình... Để làm được điều đó thì mỗi nhà giáo phải thực hiện cùng lúc hai nhiệm vụ song hành là giảng dạy và NCKH, thực hiện mục tiêu lâu dài: “ Mỗi trường học là một Viện nghiên cứu”.
Nhận thức được vai trò của NCKH trong trường học, trong những năm gần đây lãnh đạo Trường Cao đẳng KT-KT Vinatex TP.HCM luôn có sự quan tâm đúng mức cho hoạt động nghiên cứu, làm cho hoạt động NCKH của trường có những chuyển biến nhất định, biểu hiện ở số lượng và chất lượng các đề tài nghiên cứu. Cả những đề tài cấp trường và có thêm những đề tài cấp ngành chất lượng ngày càng cao. Có nhiều kết quả nghiên cứu được áp dụng có hiệu quả vào công tác giảng dạy tại trường và các lĩnh vực khác của
cuộc sống. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng của đất nước như hiện nay, đánh giá một cách khách quan thì đội ngũ cán bộ khoa học nói chung, lực lượng giảng viên tại Trường Cao đẳng KT-KT Vinatex TP.HCM nói riêng chưa đáp ứng được yêu cầu (cả về số lượng và chất lượng) để áp ứng đòi hỏi ngày càng cao của yêu cầu xã hội. Để hoạt động NCKH chuyển biến sâu về mặt chất lượng thì cần phải có bước chuyển mình mạnh mẽ hơn nữa không những chỉ trong nhận thức, mà phải được chuyển hóa bằng hành động từ mỗi cá nhân và đơn vị trong toàn trường.