Sự cần thiết phải quản lý hoạt động NCKH của giảng viên

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học ở trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật VINATEX thành phố hồ chí minh (Trang 34)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.1. Sự cần thiết phải quản lý hoạt động NCKH của giảng viên

Trong giai đoạn hiện nay – Giai đoạn đất nước tiến hành CNH-HĐH và hội nhập với thế giới, hoạt động NCKH nói chung, hoạt động NCKH của GDĐH nói riêng vô cùng quan trọng. Tầm quan trọng của việc tăng cường quản lý và nâng cao chất lượng NCKH xuất phát từ:

1.3.1.1.Vai trò của khoa học kỹ thuật và công nghệ đối với công cuộc CNH-HĐH đất nước

Đảng và Nhà nước ta khẳng định phát triển KHCN cùng với phát triển GD&ĐT là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực cho CNH-HĐH đất nước. Hướng trọng tâm hoạt động KHCN vào phục vụ cho quá trình CNH- HĐH, phát triển theo chiều sâu góp phần tăng nhanh năng suất, chất lượng, hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ: Nâng cao năng lực, đổi mới cơ chế quản lý, đẩy mạnh ứng dụng

KHCN, tăng cường hội nhập quốc tế về khoa học, công nghệ.Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế, với đường lối đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế hiện nay, Việt Nam có cơ hội thuận lợi để tiếp thu tri thức khoa học, công nghệ, các nguồn lực và kinh nghiệm tổ chức quản lý của các nước tiên tiến nhằm nhanh chóng tăng cường năng lực KHCN quốc gia đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội. Tận dụng được những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, nước ta có thể tiếp nhận những công nghệ hiện đại để rút ngắn quá trình CNH-HĐH đất nước. Với tiềm năng trí tuệ dồi dào, nếu có một chiến lược phát triển nguồn nhân lực đúng đắn và chính sách phát triển một cách khoa học, hợp lý nước ta có thể vững tin bước vào con đường hội nhập với khu vực và thế giới.

1.3.1.2. Vai trò và ưu thế của GDĐH đối với việc phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ.

Trong GDĐH cũng như nhiều lĩnh vực khác, người ta càng nhận ra rằng chất lượng quyết định sự thắng lợi và kém chất lượng đồng nghĩa với sự thất bại. Trong GDĐH ở Việt Nam đầu thế kỷ XXI, trước sự đòi hỏi rất cao của nền kinh tế tri thức, của cuộc cách mạng CNH-HĐH đất nước, trong xu thế hội nhập khu vực và thế giới, vấn đề chất lượng đào tạo được đặc biệt coi trọng. Qui mô GDĐH đang được mở rộng, nhưng điều kiện đảm bảo chất lượng còn thấp so với chuẩn mực khu vực và quốc tế, trong khi quá trình hội nhập và cạnh tranh toàn cầu đòi hỏi phải có nguồn nhân lực có chất lượng cao nhằm phục vụ yêu cầu hội nhập đó. Đó chính là mâu thuẫn, là vấn đề cấp bách đòi hỏi ngành giáo dục nói chung và các trường ĐH, CĐ nói riêng cần phải tìm cách tháo gỡ. Một trong những giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy nhanh tiến trình CNH-HĐH đất nước nhằm giải quyết những vấn đề KT-XH tổng hợp và phát triển bền vững đất nước, trước tiên cần phải tạo sự gắn kết giữa KHCN với GD&ĐT ngay trong các trường ĐH, các tổ chức nghiên cứu và phát triển.

Các trường ĐH, CĐ có rất nhiều lợi thế về NCKH, bởi đây là:

- Nơi tập trung đông đảo các nhà khoa học có trình độ cao (tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư...)

- Nơi tập trung đông đảo một lực lượng thanh niên trẻ, khỏe có trình độ văn hóa cao, có văn hóa cao đồng nghĩa với sức bật, sự sáng tạo khoa học.

- Nơi có cơ sở vật chất, trang thiết bị tương đối đầy đủ phục vụ cho hoạt động giảng dạy, học tập và NCKH.

1.3.1.3 . Những khiếm khuyết của GDĐH Việt Nam hiện nay, trong đó có hoạt động NCKH.

Giáo dục ĐH Việt Nam chúng ta tuy đã có nhiều thành quả đáng trân trọng, nhưng có thể nói rằng chất lượng sinh viên ra trường vẫn chưa thật sự đáp ứng yêu cầu to lớn của thực tiễn cuộc sống, của công cuộc đổi mới KT- XH, nhất là việc kết hợp giữa đào tạo và NCKH. Tuy nhiên, số cán bộ có trình độ cao của cả nước tập trung nhiều ở các trường ĐH nhưng số cán bộ giảng dạy tham gia NCKH còn rất “khiêm tốn”. Số lượng HSSV tăng nhanh, trong khi đó số GV tăng không nhiều dẫn đến mâu thuẫn giữa chất lượng và qui mô đào tạo. Phần lớn GV tập trung vào giảng dạy mà thờ ơ với công tác NCKH. Thực tiễn giáo dục Việt Nam cho thấy, chính sự không quan tâm đúng mức đến hoạt động NCKH, xem nhẹ hoạt động này hoặc định hướng NCKH không phù hợp đã “góp phần” không nhỏ làm cho chất lượng giáo dục ĐH Việt Nam thấp, không đáp ứng được những đòi hỏi về khoa học kỹ thuật và công nghệ, về nhân lực cho các lĩnh vực KT - XH. Do đó, để nâng cao chất lượng GDĐH, làm cho GDĐH phục vụ đắc lực hơn nữa, thiết thực hơn nữa những nhu cầu về khoa học kỹ thuật và công nghệ của các lĩnh vực KT-XH, một đòi hỏi bức thiết đặt ra là phải đẩy mạnh hoạt động NCKH, cần phải có những giải pháp mới nhằm nâng cao chất lượng hoạt động NCKH ở tất cả các trường ĐH, CĐ.

Trong báo cáo tổng kết 5 năm hoạt động NCKH, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ có nhận xét: “Có nhiều đề tài khoa học đã được tiến hành

khá manh mún, tản mạn, giá trị khoa học còn thấp, khó đưa vào ứng dụng và hoạt động”. Trong các hội nghị khoa học về GDĐH của Bộ Giáo dục và Đào tạo, một số giáo sư, tiến sĩ cũng chia sẻ với nhận xét của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. Hoạt động NCKH của các trường ĐH, CĐ hiện nay đang rơi vào tình trạng: “Các công trình NCKH rất tốn kém nhưng xa với thực tiễn, không có tính ứng dụng vào thực tiễn. Một số đơn vị tiến hành NCKH theo kiểu “làm cái mình có, chứ không phải làm cái xã hội cần”.“Chiến lược, chương trình NCKH không được hoạch định một cách khoa học và không được quản lý một cách chặt chẽ”.

Từ đây, đặt ra cho các trường ĐH, CĐ là: Để nâng cao chất lượng GDĐH, không chỉ nâng cao chất lượng hoạt động NCKH mà còn phải tăng cường công tác quản lý hoạt động NCKH. Gắn liền với việc đào tạo một đội ngũ giảng viên có trình độ học vấn cao, các trường phải xây dựng được các chiến lược, các chương trình, dự án NCKH, triển khai và quản lý chặt các chương trình, dự án này. Đồng thời, đòi hỏi mỗi người GV khi làm luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ phải đưa những nội dung của các chương trình, các dự án của đơn vị thành đề tài luận văn. Mỗi luận văn, luận án phải là một công trình khoa học thực sự.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học ở trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật VINATEX thành phố hồ chí minh (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w