8. Cấu trúc luận văn
2.2.4. Bộ máy quản lý hoạt động NCKH của giảng viên trường Cao
KT-KT Vinatex TP.HCM
Nhà trường giao cho phòng Quản lý Khoa học và Quan hệ doanh nghiệp phụ trách quản lý hoạt động NCKH nói chung và quản lý NCKH của giảng viên nói riêng. Chỉ đạo trực tiếp hoạt động của phòng Quản lý Khoa học và Quan hệ doanh nghiệp là một Phó Hiệu trưởng.
Phòng Quản lý Khoa học và Quan hệ doanh nghiệp là đơn vị trực thuộc Ban Giám hiệu có chức năng tham mưu cho Hiệu trưởng về công tác quản lý hoạt động NCKH, tư vấn ứng dụng khoa học công nghệ của trường và các đơn vị trực thuộc trường. Ngoài các công việc liên quan đến quản lý hoạt động NCKH, phòng Quản lý Khoa học và Quan hệ doanh nghiệp còn có nhiệm vụ trực tiếp tham gia tìm kiếm, khai thác và thực hiện các hoạt động khoa học công nghệ, tổ chức các hội nghị, hội thảo về khoa học, tham mưu cho lãnh đạo tổ chức các buổi tập huấn kỹ năng về phương pháp NCKH cho giảng viên.
Phòng Quản lý Khoa học và Quan hệ doanh nghiệp có 04 nhân sự, chia làm 02 tổ (Tổ quản lý khoa học và tổ phụ trách Quan hệ doanh nghiệp), trong đó có 01 người có trình độ tiến sĩ và 03 người có trình độ thạc sĩ. Nhận thức được yêu cầu ngày càng cao của chức năng, nhiệm vụ, đội ngũ cán bộ của phòng không ngừng trau dồi học tập nâng cao trình độ.
Trong 05 năm từ 2009 - 2013, phòng Quản lý Khoa học và Quan hệ doanh nghiệp đã tích cực góp phần tham gia xây dựng qui chế về hoạt động
NCKH của nhà trường đồng thời tích cực hoàn thiện các chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình giảng dạy tại trường,
* Một số nhận xét, đánh giá:
- Đảng uỷ, Ban Giám hiệu nhà trường đã có sự quan tâm đến việc chỉ đạo, tạo điều kiện cho công tác NCKH, đặc biệt là hoạt động NCKH của giảng viên.
- Tuy nhiên, mảng công việc liên quan đến khoa học và ứng dụng công nghệ là rất lớn, trong khi đó chỉ bố chí 02 cán bộ chuyên trách công tác quản lý NCKH, dẫn đến hiệu quả và chất lượng quản lý hoạt động NCKH chưa đảm bảo.
- Hoạt động NCKH của giảng viên trường chủ yếu tập trung vào một bộ phận giảng viên thường xuyên tham gia nghiên cứu, chưa có sức lan toả trong đội ngũ cán bộ giảng viên đặc biệt là đội ngũ cán bộ giảng viên trẻ.
- Cơ sở vật chất, chế độ đãi ngộ cho hoạt động NCKH còn hạn chế, chưa khai thác hết được tiềm năng và lợi thế của trường và ngành dệt - may.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng hoạt động NCKH của giảng viên