Hoàn thiện qui chế về quản lý hoạt động NCKH của giảng viên

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học ở trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật VINATEX thành phố hồ chí minh (Trang 98)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.5. Hoàn thiện qui chế về quản lý hoạt động NCKH của giảng viên

3.2.5.1. Mục tiêu của giải pháp

Hệ thống văn bản quy định về hoạt động NCKH của giảng viên hiện nay nhà trường đang áp dụng được ban hành tạm thời từ năm 2006 rất chung chung, đến nay đã lỗi thời, do đó hoạt động NCKH của giảng viên không có tính ràng buộc cao, dẫn đến số lượng và chất lượng đề tài chưa cao.

Công tác phổ biến quy định, hướng dẫn định hướng NCKH đã triển khai, nhưng chưa đồng bộ, thường xuyên và còn hạn chế về mặt thời gian, kinh phí. Vì vậy, hoàn thiện qui chế về quản lý hoạt động NCKH để thực hiện các mục tiêu sau:

- Xây dựng quy định chính thức về hoạt động NCKH của giảng viên, sinh viên nhằm tạo hành lang pháp lý để thực hiện có hiệu quả công tác quản lý hoạt động này; có chế tài khen thưởng, kỷ luật rõ ràng.

- Tăng cường công tác phổ biến quy định, hướng dẫn, định hướng NCKH cho giảng viên nhằm trang bị cho giảng viên có kiến thức đầy đủ, hiểu sâu, rộng và tham gia tích cực vào hoạt động này.

3.2.5.2. Nội dung của giải pháp

Xác định được nội dung, cách thức, văn bản quy định nhiệm vụ, văn bản hỗ trợ triển khai hoạt động quản lý NCKH tại trường, tại các khoa, tổ bộ môn. Đưa ra bộ tiêu chí đánh giá chất lượng quản lý NCKH và tiêu chí đánh giá năng lực thực hiện đề tài của GV theo đúng mục tiêu nghiên cứu.

Giao cho phòng Quản lý khoa học và Quan hệ doanh nghiệp nghiên cứu Luật Giáo dục đại học, Luật Khoa học và Công nghệ, chiến lược phát triển GD&ĐT giai đoạn 2011 - 2020, các quy chế của Bộ GD&ĐT, các văn bản liên quan, thành lập Ban chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học: Xây dựng “Quy định hoạt động NCKH ở Trường Cao đẳng KT-KT Vinatex TP.HCM”.

Phòng Quản lý khoa học và Quan hệ doanh nghiệp phải thường xuyên cập nhật các quy định mới về hoạt động NCKH nói chung và hoạt động NCKH của giảng viên nói riêng, kịp thời triển khai, thông báo cho các đơn vị và cán bộ giảng viên được biết và thực hiện.

3.2.5.3. Cách thức thực hiện giải pháp

- Quy định phải khái quát được toàn bộ hoạt động NCKH của nhà trường;

- Quy định rõ vị trí, vai trò của NCKH, yêu cầu của NCKH;

- Quy định trách nhiệm, quy trình xây dựng kế hoạch NCKH, nội dung, nhiệm vụ của giảng viên trong hoạt động NCKH;

- Quy định trách nhiệm của Hiệu trưởng, trách nhiệm của Hội đồng khoa học trường, chức năng nhiệm vụ đơn vị phụ trách công tác quản lý hoạt động NCKH;

- Quy định trách nhiệm của các đơn vị (Phòng Tổ chức - Hành chính, Phòng Đào tạo, Phòng Tài chính - Kế toán, các khoa, tổ bộ môn, các tổ chức đoàn thể) trong công tác quản lý hoạt động NCKH của giảng viên; quy định rõ cơ chế phối hợp, kinh phí và tổ chức thực hiện.

- Nội dung quy định hoạt động NCKH của trường không trái với các văn bản của cấp trên và phù hợp với thực tế trường, có tính khả thi cao.

3.2.5.4. Điều kiện để thực hiện giải pháp

Đảm bảo thống nhất chỉ đạo xây dựng hệ thống văn bản quản lý NCKH. Giải pháp đề xuất phải đầy đủ nội dung, nhiệm vụ cụ thể cho đơn vị, cá nhân thực hiện. Các phòng chức năng làm tốt vai trò tham mưu, soạn thảo văn bản pháp quy về hoạt động NCKH. Tạo sự dân chủ, công bằng và đồng thuận cao trong tập thể nhà trường khi xây dựng ban hành văn bản pháp quy. Bảo đảm thông tin hai chiều, luôn cải tiến quản lý, hoàn thiện văn bản. Văn bản thể hiện tính pháp quy, văn hoá tổ chức trường trong quản lý hoạt động NCKH.

Giao cho các cán bộ, giảng viên có năng lực, kinh nghiệm trong hoạt động NCKH để xây dựng “Qui định hoạt động NCKH của Trường Cao đẳng KT-KT Vinatex TP.HCM”.

Cần tăng cường thời gian, đầu tư kinh phí để thực hiện giải pháp này.

3.2.6. Xây dựng cơ chế thi đua khen thưởng, nhân điển hình tiên tiến trong hoạt động NCKH.

3.2.5.1. Mục tiêu của giải pháp :

Xây dựng cơ chế khen thưởng, kỷ luật hợp lý trong NCKH là việc làm cần thiết để tăng thêm động lực, kích thích hứng thú cho mọi người, góp phần nâng cao chất lượng của hoạt động NCKH và đảm bảo công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ cho mọi bộ phận và cá nhân trong đơn vị.

3.2.6.2. Nội dung giải pháp và cách thức thực hiện :

Hàng năm, trong hội nghị tổng kết hoạt động NCKH cần nêu gương những cá nhân và đơn vị có thành tích xuất sắc trong hoạt động NCKH, qua đó thực hiện việc khen thưởng bằng tinh thần và vật chất đúng mức cũng như có hình thức xử lý tương xứng đối với những người và bộ phận không hoàn thành nhiệm vụ NCKH được giao.

Để có chế tài cụ thể về vấn đề này, nhà trường cần lấy ý kiến của quần chúng và thông qua hội nghị viên chức đầu năm, quy định thực hiện thống nhất trong toàn trường. Trong đó, phải định rõ mức thưởng tương ứng với thành tích, quy mô, cấp của các đề tài. Đặc biệt, phải khuyến khích đúng mức những đề tài có phạm vi tác dụng ảnh hưởng lớn đối với thực tiễn nâng cao chất lượng đào tạo và sự phát triển của nhà trường. Nên có nhiều giải thưởng, mức thưởng phải có ý nghĩa đáng kể, ít nhất 3 triệu đồng cho đề tài xuất sắc cấp khoa, 6 triệu đồng cho 1 tác giả có đề tài xuất sắc cấp trường trở lên, ngoài ra có thể bổ sung các phần thưởng khuyến khích khác như đề tài có ý tưởng độc đáo nhất, đề tài có nội dung thiết thực nhất, tác giả trẻ nhất…

Có các hình thức xử lý như: Phê bình, trừ điểm thi đua hàng năm đối với những cá nhân và tập thể chưa hoàn thành nhiệm vụ NCKH, hoàn thành chậm hoặc sản phẩm NCKH có chất lượng thấp do thiếu nỗ lực hay vì các nguyên nhân chủ quan của tác giả.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học ở trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật VINATEX thành phố hồ chí minh (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w