Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động NCKH của giảng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học ở trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật VINATEX thành phố hồ chí minh (Trang 75)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động NCKH của giảng

45 31.25 23.75

7 Có cơ chế khuyến khích cá nhân giảng

viên tự đề xuất đề tài nghiên cứu 66.25 31.25 2.50 Kết quả khảo sát tại bảng 2.12 cho ta thấy:

Đa số cán bộ quản lý, giảng viên đều thấy tầm quan trọng của công tác quản lý hoạt động NCKH của giảng viên và cho rằng:

- Nhà trường cần có hệ thống văn bản mang tính pháp quy (76%); dành kinh phí thích đáng, tăng cường trang thiết bị cho hoạt động NCKH của giảng viên (88.5%); cần có các chủ trương nhằm tăng cường các điều kiện cho công tác này (68.75%).

- Cần có cơ chế khuyến khích cá nhân giảng viên tự đề xuất đề tài nghiên cứu (66.25%)

- Kết quả điều tra cũng cho thấy: Nên đưa công tác NCKH vào xét thi đua trong nhà trường (45%).

Nhà trường (bộ phận tham mưu về công tác quản lý hoạt động NCKH) cần làm rõ lý do của sự thiếu đồng bộ giữa nhận thức và việc làm trong công tác quản lý hoạt động NCKH của giảng viên trong đội ngũ cán bộ quản lý có liên quan để từ đó có giải pháp thích hợp cho thời gian tiếp theo.

2.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động NCKH của giảng viênTrường Cao đẳng KT-KT Vinatex TP.HCM Trường Cao đẳng KT-KT Vinatex TP.HCM

Muốn xác định đúng các biện pháp quản lý để nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học, nhà quản lý phải tìm cách trả lời câu hỏi: Những

yếu tố nào có tác động và chi phối chất lượng và hiệu quả của hoạt động nghiên cứu khoa học, những yếu tố đó thể hiện ở các tiêu chí nào và vì sao? Nói cách khác là tìm ra mối quan hệ biện chứng giữa chất lượng và hiệu quả của hoạt động nghiên cứu khoa học với các yếu tố chủ quan và khách quan của quản lý. Nghiên cứu về quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên ở trường cao đẳng, có thể thấy những nhân tố có tác động và chi phối chất lượng và hiệu quả của hoạt động NCKH của giảng viên là:

- Nguồn lực nghiên cứu khoa học, bao gồm nhân lực, tài lực, vật lực và nguồn thông tin phục vụ nghiên cứu khoa học.

- Cấu trúc và cơ chế tổ chức, điều hành của hệ thống quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học ở nhà trường.

- Các nội dung và quy trình quản lý, gồm các bước, các khâu cụ thể và cách thức, trình tự tác động quản lý vào đối tượng và khách thể quản lý.

- Trình độ năng lực NCKH, tâm thế và nỗ lực của giảng viên để tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học.

- Sự chỉ đạo điều hành của các cấp quản lý nhà trường như Bộ Giáo dục và Đào tạo và chính quyền địa phương.

- Môi trường vật chất và môi trường văn hóa mà trong đó diễn ra hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên. Môi trường kinh tế xã hội bên ngoài nhà trường và văn hóa của tổ chức nhà trường đều có ảnh hưởng đến hoạt động NCKH của giảng viên.

Trong các yếu tố trên thì chỉ có sự chỉ đạo điều hành của cấp trên và môi trường là có tính khách quan đối với sự quản lý của nhà trường, chủ thể quản lý có thể làm thay đổi các nhân tố còn lại bằng các tác động quản lý, cố nhiên là tác động chủ quan phải tuân thủ các quy luật khách quan của khoa học quản lý.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học ở trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật VINATEX thành phố hồ chí minh (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w