Mục đích, yêu cầu quản lý hoạt động NCKH của giảng viên

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học ở trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật VINATEX thành phố hồ chí minh (Trang 37)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.2. Mục đích, yêu cầu quản lý hoạt động NCKH của giảng viên

Mục tiêu quản lý hoạt động NCKH của giảng viên nhằm góp phần giải quyết các vấn đề sau:

Nâng cao chất lượng GD&ĐT đáp ứng yêu cầu về nguồn lực NCKH có trình độ cao của đất nước, kết hợp thực hiện các nhiệm vụ khoa học với nhiệm vụ đào tạo của trường.

Ứng dụng các thành tựu khoa học, các tiến bộ kỹ thuật phục vụ việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển sự nghiệp GD&ĐT, phát triển KT-XH của đất nước.

Xây dựng và phát triển tiềm lực NCKH của trường, từng bước hội nhập với nền KHCN hiện đại của khu vực và trên thế giới.

Vì vậy, khi nói đến quản lý hoạt động NCKH của GV, chúng ta có thể nói đến một quy trình tác động mang tính pháp lý, tính khoa học, có mục tiêu rõ ràng của chủ thể quản lý đến đối tượng bị quản lý nhằm chỉ huy và điều hành đối tượng bị quản lý và hoạt động NCKH của họ theo đúng mục tiêu của hoạt động NCKH đã đề ra, góp phần nâng cao chất lượng của hoạt động NCKH trong nhà trường nói riêng và chất lượng đào tạo nói chung.

Quản lý hoạt động NCKH của GV là hoạt động mang tính chất quản lý hành chính nhà nước, chịu sự lãnh đạo của Đảng uỷ, Ban Giám hiệu nhà trường. Do đó, mọi hoạt động NCKH của giảng viên trong nhà trường đều phải tuân theo chỉ thị, nghị quyết, đường lối của Đảng về định hướng phát triển NCKH nói chung và phát triển NCKH trong các nhà trường nói riêng. Quản lý hoạt động NCKH giảng viên mang tính pháp lý được thực hiện dựa trên cơ sở pháp luật và các văn bản, thông tư hướng dẫn của Bộ GD&ĐT và điều lệ hoạt động của nhà trường về hoạt động NCKH của giảng viên.

Quản lý hoạt động NCKH của GV nhằm được mục tiêu của phát triển hoạt động KHCN:

- Đảm bảo cung cấp luận cứ khoa học cho quá trình CNH-HĐH, phục vụ sự phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục, quốc phòng và an ninh.

- Xây dựng và phát triển năng lực KHCN đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. Phát triển năng lực đội ngũ nhà giáo và các chuyên gia làm công tác NCKH.

Đối với các trường CĐ, ĐH việc quản lý hoạt động NCKH của giảng viên phải tập trung vào các mục tiêu sau:

- Đổi mới nhận thức, tăng cường chỉ đạo tập trung nguồn lực cho NCKH phát triển tương xứng với vị trí của trường đại học và phát triển tương xứng với qui mô đào tạo của nhà trường.

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động NCKH vừa để phục vụ đào tạo vừa phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

- Gắn kết hoạt động NCKH với hoạt động giáo dục và đào tạo.

1.3.3. Nội dung quản lý hoạt động NCKH của giảng viên

1.3.3.1. Nghiên cứu khoa học là một trong hai hoạt động cơ bản bắt buộc của các trường đại học, cao đẳng.

Đào tạo và NCKH là hai nhiệm vụ cơ bản, quan trọng trong công tác chuyên môn của một trường ĐH, CĐ cũng như của một GV. Hai hoạt động này gắn bó chặt chẽ với nhau, có mối quan hệ biện chứng với nhau và là điều kiện tồn tại của nhau: Muốn hoàn thành được nhiệm vụ giảng dạy thì phải không ngừng NCKH và ngược lại, NCKH là để phục vụ cho công tác giảng dạy được tốt, nâng cao chất lượng bài giảng, góp phần thúc đẩy sự phát triển của KT-XH. Đối với trường ĐH, CĐ sẽ không thể có chất lượng cao trong đào tạo nếu không tăng cường hoạt động NCKH.

Nghiên cứu khoa học là một đòi hỏi khách quan của quá trình đào tạo bậc ĐH. Bởi vì, NCKH trước hết là phương thức tự đào tạo của GV, tự tạo ra tiềm lực để nâng cao trình độ, nâng cao chất lượng giảng dạy, trên cơ sở đó nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên. Kiến thức của GV nếu không được cập nhật thường xuyên thì không thể hoàn thành nhiệm vụ của mình trong quá trình đào tạo. NCKH chính là một trong những biện pháp để cập nhật kiến thức. Giảng viên với tư cách là người có trình độ học vấn cao, có khả năng và phương pháp NCKH phải tích cực tham gia nghiên cứu trước hết là phục vụ cho công tác giảng dạy và tiến tới là phục vụ cho đời sống xã hội. Thực tiễn luôn đặt ra cho khoa học những vấn đề cần nghiên cứu để thúc đẩy quá trình

nghiên cứu chung, đồng thời cũng là nơi thử thách, kiểm nghiệm và chứng minh những thành quả NCKH. Công việc giảng dạy có thể thực sự hấp dẫn và hứng thú nếu mỗi giảng viên đều thấy có sự sáng tạo của mình. NCKH là con đường sáng tạo của GV. Tham gia NCKH còn góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy của người GV qua cách cấu trúc lại nội dung bài giảng hợp lý và hiệu quả hơn; qua những bài báo, bài nghiên cứu công bố với các đồng nghiệp trong và ngoài ngành ở các buổi hội thảo, tọa đàm nhằm trao đổi thông tin . . . Với những công trình khoa học, giảng viên tự khẳng định mình trước sinh viên, tăng thêm uy tín của người hướng dẫn học tập.

Giảng dạy, học tập và NCKH là 3 yếu tố làm nên “thương hiệu” đào tạo của một nhà trường. Đổi mới phương pháp giảng dạy phải gắn liền với NCKH là động lực thúc đẩy niềm say mê nghề nghiệp trong mỗi GV, giúp GV làm chủ tri thức trên cơ sở độc lập suy nghĩ, sáng tạo, vận dụng hợp lý và hiệu quả kiến thức vào bài giảng cũng như thực tiễn cuộc sống. Mỗi bài viết, mỗi vấn đề nghiên cứu đòi hỏi GV phải vạch ra đề cương, đọc những tài liệu liên quan . . . Vì thế, GVcó quá trình tích lũy kiến thức về lượng để biến đổi về chất; tri thức ngày càng được mở rộng và chuyên sâu. Giảng viên không chỉ chú trọng đổi mới về nội dung, phương pháp giảng dạy, tiếp thu, tìm tòi những kiến thức mới theo phương châm “Lấy người học làm trung tâm”, giảng viên sẽ thực sự chủ động trước mọi vấn đề đặt ra và sẽ kết hợp tốt, sử dụng nhuần nhuyễn các phương pháp trong mỗi bài giảng để nâng cao kết quả đào tạo gắn với việc giải quyết những nhiệm vụ cần thiết.

Nghiên cứu khoa học là hoạt động cơ bản, bắt buộc nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trong trường ĐH, CĐ. Hoạt động này đang được đổi mới theo hướng gắn lý thuyết với thực tiễn, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của xu thế hội nhập và phát triển, nhất là trong công tác đào tạo đội ngũ cán bộ, phấn đấu

vì một nguồn nhân lực chất lượng cao trong việc thực hiện các mục tiêu KT- XH và thực hiện chiến lược CNH-HĐH đất nước.

1.3.3.2. Nghiên cứu khoa học gắn với việc nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học, cao đẳng.

Ngày nay, khi KHCN đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và là nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh của từng quốc gia thì việc đổi mới, nâng cao chất lượng GD&ĐT kết hợp chặt chẽ với NCKH là một xu thế, một biện pháp tích cực của nền giáo dục năng động, sáng tạo. Muốn vậy, chúng ta phải giải quyết hàng loạt vấn đề, một trong số đó là phải đẩy mạnh hoạt động NCKH của các trường đại học, cao đẳng phải đưa các trường đại học, cao đẳng thành các Trung tâm NCKH.

Hoạt động NCKH được coi là một trong những nhiệm vụ chính của các trường đại học, cao đẳng. Các trường đại học, cao đẳng phải là trung tâm NCKH, chuyển giao và ứng dụng KHCN vào sản xuất, đời sống. Chất lượng đào tạo là vấn đề chủ yếu của hoạt động đào tạo. Chất lượng đào tạo của trường đại học, cao đẳng đang được xã hội quan tâm không chỉ ở nước ta mà ở hầu hết các nước trên thế giới. Hoạt động NCKH là hoạt động gắn bó chặt chẽ, không thể tách rời với hoạt động đào tạo, là hoạt động nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động đào tạo. Vì vậy, một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng của các trường đại học, cao đẳng chính là kết hợp đào tạo với NCKH và sản xuất nhằm nâng cao chất lượng GD&ĐT và phục vụ xã hội. Có NCKH mới giúp các trường từng bước thực hiện vai trò trung tâm văn hóa, khoa học, công nghệ của địa phương và của cả nước.

1.3.3.3. Nghiên cứu khoa học đối với giảng viên.

Ngành giáo dục nước ta coi trọng công tác NCKH trong các trường ĐH, CĐ và coi việc NCKH là nhiệm vụ của mỗi GV, điều này được thể hiện ở

Quyết định số 64/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 11 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về chế độ làm việc đối với GV.

Có thể khẳng định, hoạt động NCKH và chuyển giao công nghệ góp phần quan trọng vào việc nâng cao trình độ khoa học của giảng viên, nâng cao chất lượng đào tạo, đồng thời khẳng định vị thế và uy tín của nhà trường đối với xã hội. Kết quả của các đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ… đã góp phần giải quyết nhiều vấn đề đặt ra của xã hội. Từ nhiệm vụ NCKH và chuyển giao công nghệ, mối quan hệ giữa nhà trường và các đơn vị sản xuất đã được gắn kết, mang lại hiệu quả KT-XH to lớn. Nhiều đề tài còn trở thành tiền đề cho quá trình đào tạo sau ĐH rất hiệu quả.

Phần lớn các GV làm tốt công tác NCKH và chuyển giao công nghệ đều trưởng thành, nhiều người đã thành đạt toàn diện về năng lực nghiên cứu, trình độ khoa học, uy tín giảng dạy và được xã hội công nhận là “bậc thầy” với đúng nghĩa của nó. Với những ích lợi như trên, NCKH và chuyển giao công nghệ không chỉ là nhiệm vụ mà còn là quyền lợi của mỗi GV.

Là người đã trực tiếp thực hiện công tác NCKH và chuyển giao công nghệ, tác giả cho rằng, một cán bộ giảng dạy muốn thành công trong công tác NCKH cần hội tụ các điều kiện: Có môi trường làm việc thuận lợi cho công tác giảng dạy và NCKH, sự trợ giúp tạo ra tiềm lực về thời gian và điều kiện vật chất cho nghiên cứu, có kiến thức về quản lý kinh tế và kinh nghiệm hoàn thành hồ sơ của đề tài NCKH, bản thân phải tạo động lực và nuôi dưỡng liên tục lòng say mê NCKH theo định hướng hợp lý, liên tục bám sát thực tế sản xuất để tìm ra hướng đề tài nghiên cứu sát thực tế và hữu ích, tổ chức tốt quá trình thực hiện đề tài, chắt lọc kết quả từ các đề tài NCKH khác, qua đó hệ thống hóa và bổ sung vào bài giảng. Theo tác giả, đó là những điều kiện cần thiết để giúp một GV có thể thành công trong công tác NCKH kết hợp hài hòa với công tác giảng dạy.

1.3.4. Phương pháp quản lý hoạt động NCKH của giảng viên

1.3.4.1. Phương pháp hành chính

Hoạt động NCKH của GV được triển khai theo hệ thống văn bản mang tính pháp lý. Đòi hỏi GV tham gia NCKH phải tuân thủ những quy định mang tính hành chính về quy trình đăng ký xét duyệt đề tài, tổ chức nghiên cứu và nghiệm thu, đánh giá kết quả nghiên cứu.

1.3.4.2. Phương pháp kế hoạch hoá

Hoạt động NCKH của GV được tiến hành theo kế hoạch phù hợp với kế hoạch năm học. Tính kế hoạch trong hoạt động NCKH của GV được thể hiện qua các khâu trong tổ chức xét duyệt đề tài, tổ chức nghiên cứu và nghiệm thu, đánh giá kết quả nghiên cứu.

1.3.4.3. Phương pháp tâm lý - giáo dục

NCKH của giảng viên là một hoạt động đầy khó khăn, thử thách. Đòi hỏi giảng viên phải kiên trì tập trung trí tuệ, sức lực, thời gian cho công trình nghiên cứu. Vì vậy, cơ quan quản lý giáo dục cần phải có những biện pháp động viên, thuyết phục để GV tập trung sức lực cho hoạt động nghiên cứu, không nản chí hay bỏ giữa chừng, nhằm tạo động lực cho người nghiên cứu hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu.

1.3.4.4. Phương pháp tổ chức.

Hoạt động NCKH của giảng viên được triển khai theo một thiết kế của tổ chức với những quy định chặt chẽ, được tiến hành theo định hướng NCKH của các khoa, của nhà trường.

1.3.4.5. Quy trình quản lý hoạt động NCKH của giảng viên.

Bước 1: Lập kế hoạch.

- Phòng Quản lý khoa học và Quan hệ doanh nghiệp gửi kế hoạch NCKH năm học tới các Khoa chuyên môn.

- Các Khoa chuyên môn tổ chức cho GV đăng ký đề tài NCKH. Các tổ bộ môn tiến hành tuyển chọn, tập hợp, gửi danh sách đề tài, báo cáo khoa học về phòng Quản lý Khoa học và Quan hệ doanh nghiệp của trường.

Bước 2: Triển khai thực hiện

- Hội đồng khoa học của trường sẽ quyết định giao đề tài và phân bổ kinh phí thực hiện đề tài NCKH cho giảng viên.

- Khoa, Bộ môn lập kế hoạch kiểm tra tiến độ thực hiện đề tài của giảng viên thông qua đề cương chi tiết, yêu cầu giảng viên báo cáo tiến độ và kết quả nghiên cứu cụ thể.

- Phòng Quản lý khoa học và Quan hệ doanh nghiệp lập kế hoạch kết hợp với các khoa chuyên môn tiến hành kiểm tra tiến độ thực hiện đề tài và báo cáo với Ban Giám hiệu.

Bước 3: Đánh giá nghiệm thu đề tài

- Khoa gửi danh sách đề nghị hội đồng khoa học nghiệm thu đề tài NCKH. - Phòng Quản lý khoa học và Quan hệ doanh nghiệp tiếp nhận, thẩm định sơ bộ và trình Hiệu trưởng xem xét, quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu đề tài NCKH.

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động NCKH của giảng viên trường Cao đẳng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học ở trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật VINATEX thành phố hồ chí minh (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w