Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động NCKH của

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học ở trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật VINATEX thành phố hồ chí minh (Trang 31)

8. Cấu trúc luận văn

1.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động NCKH của

viên trường Cao đẳng

1.2.3.1. Giải pháp

Theo từ điển tiếng Việt phổ thông, giải pháp là “Cách giải quyết một vấn đề, là phương pháp giải quyết một công việc cụ thể để đạt được một mục đích nào đó”.

Giải pháp quản lý: Để tồn tại con người phải lao động, khi xã hội ngày càng phát triển thì xu hướng lệ thuộc lẫn nhau trong cuộc sống và lao động cũng phát triển theo. Vì vậy, con người có nhu cầu lao động tập thể, hình thành nên cộng đồng và xã hội. Trong quá trình hoạt động của mình, để đạt được mục tiêu, cá nhân phải có giải pháp như là dự kiến kế hoạch, sắp xếp tiến trình, tiến hành và tác động lên đối tượng bằng cách nào đó theo khả năng của mình.

Giải pháp quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để chúng phát triển hợp với quy luật, đạt mục đích đã đề ra và đúng ý định của người quản lý.

Tìm hiểu giải pháp quản lý cũng cần xem xét khái niệm phương pháp quản lý. Phương pháp quản lý là tổng thể các cách thức tác động có thể có và có chủ định của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý

nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Như vậy phương pháp quản lý là khái niệm rộng lớn hơn giải pháp quản lý. Phương pháp quản lý có vai trò quan trọng trong hệ thống quản lý, giải pháp quản lý rất cần thiết trong quá trình quản lý. Quá trình quản lý là quá trình thực hiện các chức năng quản lý theo đúng các nguyên tắc đã được xác định, các nguyên tắc đó lại được vận dụng và được thực hiện thông qua các phương pháp quản lý nhất định và các giải pháp quản lý phù hợp. Vì vậy, vận dụng các phương pháp quản lý cũng như áp dụng các giải pháp quản lý là nội dung cơ bản của quản lý.

Tóm lại, có nhiều cách hiểu và diễn đạt khác nhau về quản lý, trong phạm vi của đề tài, tác giả xác định giải pháp quản lý là cách làm, cách giải quyết những công việc cụ thể, trong từng điều kiện cụ thể của công tác quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Hay nói cách khác, giải pháp quản lý là những phương pháp quản lý cụ thể trong những sự việc cụ thể, đối tượng cụ thể và tình huống cụ thể.

1.2.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động NCKH của giảng viên trường Cao đẳng

Để hiểu rõ khái niệm giải pháp quản lý, trước hết chúng ta xem xét phương pháp quản lý:

- Phương pháp quản lý là cách thức mà chủ thể quản lý tác động vào đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu nhất định.

- Phương pháp quản lý là bộ phận đồng nhất, là yếu tố linh hoạt nhất trong hệ thống quản lý, phương pháp quản lý cũng thể hiện rõ nhất tính chất năng động, sáng tạo của chủ thể quản lý trong mỗi tình huống, mỗi đối tượng nhất định. Người làm công tác quản lý phải biết sử dụng những phương pháp thích hợp. Tính hiệu quả của quản lý phụ thuộc một phần quan trọng vào việc lựa chọn đúng đắn và áp dụng tính linh hoạt của các phương pháp quản lý.

- Phương pháp QLGD là một hệ thống logíc các tác động của người quản lý tới nhận thức, tình cảm, ý chí của cá nhân và tập thể bị quản lý nhằm đạt

được mục tiêu quản lý đã đề ra. Phương pháp QLGD gồm có: Phương pháp tổ chức hành chính; phương pháp kinh tế; phương pháp tâm lý - xã hội.

- Phương pháp QLGD được hiện thực hoá bằng các biện pháp, thủ thuật của các cơ quan quản lý giáo dục các cấp, áp dụng nhằm thực hiện mục tiêu quản lý đã dự kiến.

Như vậy, có thể hiểu: Giải pháp quản lý là những cách thức cụ thể để thực hiện phương pháp quản lý. Vì đối tượng quản lý phức tạp nên đòi hỏi các giải pháp quản lý phải đa dạng, phong phú, linh hoạt phù hợp với đối tượng quản lý.

- Các giải pháp quản lý có liên quan chặt chẽ với nhau, tạo thành một hệ thống các giải pháp, giúp cho nhà quản lý thực hiện tốt các phương pháp quản lý của mình, mang lại hiệu quả hoạt động tối ưu của bộ máy.

- Giải pháp quản lý hoạt động NCKH của giảng viên là nội dung, cách thức cách giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động NCKH của giảng viên trong nhà trường nhằm hoàn thành nhiệm vụ và đạt mục tiêu quản lý.

- Chủ thể chính thực hiện các giải pháp quản lý hoạt động NCKH của giảng viên là Đảng uỷ, BGH nhà trường, các phòng ban chức năng chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức phối hợp thực hiện các biện pháp quản lý do mình hoạch định đối với đối tượng chịu sự quản lý là hoạt động NCKH của giảng viên theo yêu cầu của sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã đặt ra.

Trong hoạt động quản lý: Giữa chủ thể quản lý với đối tượng quản lý và mục tiêu cần đạt có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Để đạt các mục tiêu quản lý, chủ thể quản lý phải tổ chức, phối hợp, khích lệ, động viên, dẫn dắt, định hướng hoạt động của đối tượng quản lý vào mục tiêu đã được xác định trước thông qua việc sử dụng hệ thống các công cụ quản lý.

- Hiệu quả: Là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực...) để đạt được mục tiêu xác định.

Thực tế cho thấy, các loại hiệu quả là một phạm trù được sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực kỹ thuật, kinh tế, xã hội. Nó phản ánh trình độ sử

dụng các nguồn lực để đạt mục tiêu đã đề ra, trong đó hiệu quả được xác định trên cơ sở nguồn lực, chi phí và kết quả đạt được.

- Hiệu quả quản lý: Là mức độ sử dụng nguồn lực trong quản lý, nhằm tác động lên hệ thống, đưa hệ thống đạt được mục tiêu với mức chi phí hợp lý nhất.

Như vậy, hiệu quả quản lý là kết quả của sự tác động có chủ đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đã đề ra.

Vì vậy, xét cho cùng thì giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động NCKH của giảng viên chính là một công cụ quản lý của nhà trường nhằm từng bước đưa hoạt động NCKH của GV đi đến mục tiêu của công tác NCKH. Bởi lẽ, công cụ quản lý là những phương pháp nhằm định hướng, dẫn dắt, khích lệ, điều hòa, phối hợp hoạt động của con người và cộng đồng trong việc đạt mục tiêu đề ra.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học ở trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật VINATEX thành phố hồ chí minh (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w