8. Cấu trúc luận văn
1.4.1. Đổi mới quản lý giáo dục đại học Việt Nam
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định "Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt" và "Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng trong xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam".
Trên thế giới hiện nay đang diễn ra những thay đổi sâu sắc trong cách tiếp cận giáo dục đại học. Triết lý giáo dục truyền thống đang đứng trước áp lực phải đổi thay.Vì vậy, nghiên cứu xu hướng đổi mới giáo dục ĐH trong thời đại ngày nay và đề xuất những giải pháp cơ bản để đổi mới dạy và học ĐH theo hướng “Gắn đào tạo với nhu cầu xã hội”.
1.4.2. Sự thâm nhập và hiện đại hóa các chiến lược quản lý chất lượng giáo dục đại học.
1.4.2.1. Một số vấn đề chất lượng giáo dục đại học.
Theo tổ chức đảm bảo chất lượng giáo dục đại học Quốc tế (INQUAHE - International Network of Quality Assurance in Higher Education) thì chất lượng giáo dục đại học là “(i): Tuân theo các tiêu chuẩn quy định; (ii) là: Đạt được các mục tiêu đề ra”. Như vậy, có nghĩa rằng, chất lượng giáo dục đại học hoặc là phải có một bộ tiêu chuẩn về tất cả các lĩnh vực phục vụ công tác kiểm định chất lượng; hoặc là dựa trên mục tiêu của từng lĩnh vực để đánh giá. Kết hợp chúng lại, có thể nói rằng chất lượng giáo dục đại học được đánh giá, kiểm định căn cứ vào các tiêu chuẩn được lựa chọn phù hợp với mục tiêu kiểm định.
Từ những phác thảo sơ lược như vậy về chất lượng giáo dục đại học, có thể thấy rằng vấn đề này không đơn giản. Nó vừa chứa đựng các yếu tố mang tính ổn định, nhưng cũng bộc lộ những mặt, những khía cạnh rất năng động, đòi hỏi phải có bộ tiêu chuẩn, các mục tiêu đặt ra và cách đánh giá, kiểm định cũng phải đảm bảo song song tính ổn định và tính năng động tương ứng. Đối chiếu với thực tế, hiện nay ở Việt Nam vẫn tồn tại cách hiểu và cách tiếp cận chưa thực sự đúng đắn khi nhìn nhận và đánh giá về chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng giáo dục đại học nói riêng.
Không bao giờ có một công thức chung vạn năng cho mọi nhà quản lý để nâng cao hiệu quả quản lý của mình trong thực tiễn cụ thể. Tuy nhiên, dựa trên phương pháp tiếp cận hệ thống một cách biện chứng và quan điểm thực tiễn, tác giả thấy rằng trong hoàn cảnh hội nhập toàn cầu hiện nay, nếu không muốn tụt hậu các nhà quản lý cần vận dụng các phương pháp quản lý tiên tiến đã được kiểm nghiệm trên thế giới như “Quản lý chất lượng tổng thể”, “Quản lý dựa vào nhà trường”,...Về mặt lý thuyết, khi xây dựng biện pháp quản lý có một số “kỹ thuật” thường được sử dụng như phương pháp khung logic, phương pháp phân tích SWOT,...
Kết luận chương 1
Qua những nội dung nêu trên, tác giả đã nêu rõ cơ sở lý luận về quản lý NCKH trong các trường ĐH, CĐ và hệ thống hóa các khái niệm về hoạt động NCKH, khái niệm quản lý và quản lý hoạt động NCKH; qua đó xác định mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung của các hoạt động NCKH trong các trường ĐH, CĐ. Từ đây, một vấn đề đặt ra cho các trường ĐH, CĐ là để nâng cao chất lượng giáo dục, không chỉ nâng cao chất lượng hoạt động NCKH mà còn phải tăng cường công tác quản lý hoạt động NCKH. Qua đó phải xây dựng được các chương trình, kế hoạch NCKH; triển khai và quản lý chặt các chương trình, dự án NCKH và chuyển giao công nghệ.
Có thể kết luận, NCKH là hoạt động phát hiện, tìm hiểu các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo các giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn.
Quản lý hoạt động NCKH của GV là một bộ phận của quản lý giáo dục có mối liên hệ chặt chẽ với quản lý giảng dạy, có sự phối hợp với các lực lượng xã hội để tăng cường hoạt động KHCN đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội.
Quản lý hoạt động NCKH của GV trong trường cao đẳng được thực hiện với nội dung, quy trình xác định và được tiến hành với các nguyên tắc, phương pháp quản lý. Quản lý NCKH của GV trường Cao đẳng là hoạt động mang tính chất, đặc điểm của quản lý hành chính nhà nước được thực hiện trên cơ sở pháp lý và hệ thống các biện pháp tác động của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động NCKH của GV trong nhà trường đồng thời tiến hành chuyển giao KHCN nhằm nâng cao chất lượng GD&ĐT đáp ứng nhu cầu phát triển GD&ĐT của nhà trường.Từ những vấn đề lý luận nêu trên, tác giả đã có cơ sở nghiên cứu tiếp chương 2 và chương 3 của luận văn.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT VINATEX THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. Khái quát về trường Cao đẳng KT-KT Vinatex TP.HCM
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Trường Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex Thành phố Hồ Chí Minh tiền thân là Trường Công nhân Kỹ thuật May Thủ Đức, được thành lập theo Quyết định số: 688/CNN-TCQL ngày 14 tháng 10 năm 1978 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Nhẹ.
Ngày 17 tháng 2 năm 1998 được Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ký quyết định số:11/1998/QĐ-BCN nâng cấp và đổi tên thành Trường Trung học Kỹ thuật May và Thời trang II.
Trước những yêu cầu mới đặt ra của nhu cầu phát triển nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, ngày 01 tháng 9 năm 2006 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký quyết định số 4821/QĐ-BGDĐT thành lập Trường Cao Đẳng Công nghiệp - Dệt May Thời trang Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở Trường Trung học Kỹ thuật May và Thời trang II. Ngày 13 tháng 5 năm 2009, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký Quyết định số 3459/QĐ-BGDĐT về việc đổi tên Trường Cao đẳng Công nghiệp Dệt May Thời trang Thành phố Hồ Chí Minh thành “Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex Thành phố Hồ Chí Minh” cho đến nay. Một số thành tích đạt được:
. Huân chương lao động hạng III năm 1988 . Huân chương lao động hạng II năm 1998 . Huân chương lao động hạng I năm 2008 . Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
. Bằng khen và Cờ thi đua của Bộ Công Thương và Tập đoàn Dệt May Việt Nam
. Cờ truyền thống của Uỷ ban Nhân dân TP.HCM.
2.1.2. Sứ mệnh, chức năng, nhiệm vụ
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của trường cũng như xu hướng phát triển kinh tế xã hội và lĩnh vực đào tạo; đồng thời căn cứ vào chiến lược phát triển của ngành Công - Thương và nhiệm vụ được Tập đoàn Dệt May Việt Nam giao; trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. Hồ Chí Minh xác định rõ sứ mệnh của mình như sau:
Là cơ sở đào tạo đa cấp, đa ngành về kinh tế kỹ thuật, trong đó là cơ sở đào tạo bậc đại học, trên đại học ngành công nghệ dệt, sợi, nhuộm, công nghệ may, thiết kế thời trang và cơ điện dệt may hàng đầu tại Việt Nam;
Là cơ sở nghiên cứu khoa học, công nghệ và quản trị kinh doanh; là trung tâm chuyển giao công nghệ, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật, quản lý ngành dệt may Việt Nam;
Xây dựng cán bộ quản lý, giảng viên yêu nghề, có trình độ đáp ứng nhu cầu đào tạo, là chuyên gia kinh tế, kỹ thuật giỏi, có đời sống tinh thần đảm bảo có hoạt động xã hội rộng rãi.
Trường có chức năng chính là đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý các ngành kinh tế - kỹ thuật và thực hiện các hoạt động NCKH theo qui định.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Trường
Trường là cơ sở đào tạo công lập nằm trong hệ thống giáo dục đại học, trực thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam - Bộ Công Thương; chịu sự quản lý Nhà nước của Bộ GD&ĐT về các lĩnh vực chuyên môn; đồng thời chịu sự quản lý về lãnh thổ của UBND Thành phố Hồ Chí Minh.
Trường tổ chức hoạt động theo Điều lệ trường cao đẳng do Bộ GD&ĐT ban hành theo Thông tư số 14 ngày 28 tháng 5 năm 2009; Quyết định số 520
ngày 24 tháng 12 năm 2012 của Chủ tịch Tập đoàn Dệt May Việt Nam- Bộ Công Thương phê duyệt qui chế tổ chức hoạt động của trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. Hồ Chí Minh.
Trường có chức năng chính là đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý các ngành KT- KT. Hiện nay, trường đã mở rộng liên kết đào tạo một số ngành bậc đại học để đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH của các tỉnh phía Nam.
Bộ máy tổ chức của Trường hiện nay gồm: - Hiệu trưởng và 3 phó hiệu trưởng.
- Các Hội đồng: Hội đồng khoa học và đào tạo và các hội đồng tư vấn khác được thành lập theo quyết định của Hiệu trưởng.
- Các khoa chuyên môn gồm: Khoa Khoa học cơ bản; khoa Tài chính – Kế toán; khoa Công nghệ Dệt May; khoa Quản trị kinh doanh; khoa Cơ điện; khoa Thiết kế Thời trang; khoa Ngoại ngữ - Tin học. Trong mỗi khoa có Trưởng khoa, thư ký khoa và các tổ chuyên môn. Giúp việc cho Trưởng khoa có các phó Trưởng khoa do Hiệu trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Trưởng khoa. Nhiệm kỳ của Trưởng khoa, Phó trưởng khoa theo nhiệm kỳ của Hiệu trưởng và có thể được bổ nhiệm lại.
- Các phòng chức năng: Có nhiệm vụ tham mưu và giúp Hiệu trưởng trong việc quản lý, tổng hợp, đề xuất ý kiến, tổ chức thực hiện các chức năng hoạt động chủ yếu của trường như: Đào tạo, Tổ chức - Hành chính; Công tác học sinh, sinh viên; Quản lý Khoa học và Quan hệ doanh nghiệp; Tài chính – Kế toán; Thanh tra Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục; Quản trị - Đầu tư. Đứng đầu các phòng là Trưởng phòng do Hiệu trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm. Giúp việc cho Trưởng phòng có các phó Trưởng phòng do Hiệu trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Trưởng phòng. Nhiệm kỳ của
Trưởng phòng, phó Trưởng phòng theo nhiệm kỳ của Hiệu trưởng và có thể được bổ nhiệm lại.
- Các Trung tâm gồm: Trung tâm Ngoại ngữ -Tin học; Trung tâm Tuyển sinh; Trung tâm Sản xuất - Thực tập.
- Về tổ chức Đảng và các Đoàn thể: Đảng bộ trường là Đảng bộ cơ sở trực thuộc Đảng bộ Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Các chi bộ trực thuộc Đảng bộ thành lập theo các đơn vị chuyên môn. Các đoàn thể gồm: Công đoàn trường, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường; Hội sinh viên trường; Hội Cựu Học sinh, sinh viên của trường.
Căn cứ sự phát triển và nhiệm vụ của từng thời kỳ, cơ cấu bộ máy có thể được điều chỉnh theo hướng phát triển ổn định.
- Về đội ngũ: Hiện nay trường có tổng số 260 cán bộ, giảng viên và nhân viên. Trong đó giảng viên là 178 người, trong đó:
+ Tiến sĩ: 01
+ Thạc sĩ: 45 (05 người đang nghiên cứu sinh) + Đại học: 87 (73 người đang học cao học).
Sơ đồ 2.1- Cơ cấu tổ chức bộ máy của Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP.Hồ Chí Minh
Hội đồng Trường Hội đồng Trường
Hội đồng khoa học
Hội đồng khoa học Ban Giám hiệuBan Giám hiệu Các hội đồng tư vấnCác hội đồng tư vấn
Cơ sở 2
Cơ sở 2 Các Phòng chức năng
Các Phòng chức
năng Các Khoa chuyên môn
Các Khoa chuyên
môn Trung tâmTrung tâm
Tổ chức - Hành chính Tổ chức - Hành chính Sản xuất thực tập Sản xuất thực tập Ngoại ngữ - Tin học Ngoại ngữ - Tin học Công nghệ dệt may Công nghệ dệt may
Quản trị - Đầu tư Quản trị - Đầu tư
Đào tạo
Đào tạo Thiết kế thời trangThiết kế thời trang
P.Thanh tra, Khảo thí, đảm bảo CLGD P.Thanh tra, Khảo thí, đảm bảo CLGD Tài chính - Kế toán Tài chính - Kế toán
Công tác HS SV
Công tác HS SV Ngoại ngữ - Tin họcNgoại ngữ - Tin học
Khoa Khoa học cơ bản Khoa Khoa học cơ bản Tài chính - Kế toán Tài chính - Kế toán Quản trị kinh doanh Quản trị kinh doanh
Phòng Quản lý khoa học và Quan hệ DN Phòng Quản lý khoa học và Quan hệ DN
Khoa Cơ điện Khoa Cơ điện
Tuyển sinh Tuyển sinh
2.1.4. Đội ngũ giảng viên
Bảng 2.1 – Cơ cấu tổ chức các phòng ban của Trường Cao đẳng KT-KT Vinatex TP.Hồ Chí Minh TT Tên đơn vị Số lượng Ghi chú Cán bộ quản lý Giảng viên, nhân viên Tổng số 1 Phòng Đào tạo 03 11 14 2 Phòng Tổ chức - Hành chính 02 12 14
3 Phòng Quản lý khoa học và Quan hệ
doanh nghiệp 02 02 04
4 Phòng Tài chính - Kế toán 01 06 07
5 Phòng Thanh tra, Khảo thí và Đảm
bảo chất lượng giáo dục 02 06 08
6 Phòng Quản trị đầu tư 02 03 05
7 Phòng Công tác HSSV 02 04 06
Tổng cộng: 14 44 58
Bảng 2.2 – Cơ cấu tổ chức các khoa đào tạo của Trường Cao đẳng KT-KT Vinatex TP.Hồ Chí Minh TT Tên đơn vị Số lượng Ghi chú Cán bộ quản lý Giảng viên, nhân viên Tổng số
1 Khoa Quản trị kinh doanh 01 23 24
2 Khoa Tài chính – Kế toán 01 19 20
3 Khoa Cơ điện 02 25 27
4 Khoa Khoa học cơ bản 02 15 17
5 Khoa Công nghệ Dệt May 02 19 21
6 Khoa Thiết kế thời trang 01 16 17
7 Khoa Ngoại ngữ - Tin học 01 21 22
Tổng cộng: 10 138 148
(Nguồn:Phòng Tổ chức - Hành chính - Số liệu 4/2014)
Bảng 2.3 – Cơ cấu tổ chức các Trung tâm, cơ sở của Trường Cao đẳng KT-KT Vinatex TP.Hồ Chí Minh
TT Tên Trung tâm
Trong đó Cán bộ
quản lý Nhân viên
Tổng số
1 Trung tâm Tuyển sinh 02 02 04
2 Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học 0 02 02
3 Trung tâm Sản xuất - Thực tập 10 16 26
4 Cơ sở 2 12 42 54
Cộng 24 62 86
2.1.5. Qui mô và chất lượng đào tạo
2.1.5.1. Qui mô đào tạo
Bảng 2.4 – Qui mô đào tạo các hệ của Trường Cao đẳng KT-KT Vinatex TP.Hồ Chí Minh
TT Trình độ đào tạo Năm
2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1 Cao đẳng chuyên nghiệp 3511 4537 5037 6477
2 Trung cấp chuyên nghiệp 280 299 308 385
3 Trung cấp nghề 130 120 131 95 4 Cao đẳng nghề 971 1091 2097 1930 5 Đại học (hệ VLVH) 40 74 221 277 Tổng cộng 4932 6121 7794 9164
(Nguồn:Phòng Đào tạo - Số liệu tháng 2/2014)
Bảng 2.5 - Số lượng HSSV tốt nghiệp các năm 2009 – 2013 ở Trường Cao đẳng KT-KT Vinatex TP.Hồ Chí Minh
TT Năm tốt nghiệp Cao đẳng Trung cấp
chuyên nghiệp Cao đẳng nghề
1 Năm 2010 479 489 200
2 Năm 2011 1154 318 135
3 Năm 2012 1565 158 238
4 Năm 2013 1057 123 641
Tổng cộng : 4255 1088 1214
(Nguồn:Phòng Đào tạo - số liệu tháng 2/2014)
* Kết quả học tập của HSSV qua các năm học như sau:
Bảng 2.6 - Kết quả học tập của HSSV ở Trường Cao đẳng KT-KT Vinatex TP.Hồ Chí Minh
Năm học
Xuất
sắc Giỏi Khá T.Bình Yếu Kém
% % % % % % 2009-2010 0 9.47 15.31 58.32 11.76 5.13 2010-2011 0 12.98 15.76 53.17 11.98 6.09 2011-2012 0.28 13.46 12.95 61.69 7.34 4.24 2012-2013 0.87 11.59 21.52 53.42 7.99 4.56 Trung bình chung 0.28 11.87 16.38 56.65 9.76 5.00