Tínhgiá thànhsản phẩm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất thuốc nổ thuộc Tổng công ty công nghiệp hóa chất mỏ - Vinacomin (Trang 57)

- Chiphí dở dang cuối kỳ + Chi phí VLTT

1.6.2.Tínhgiá thànhsản phẩm

a) Sản phẩm dở dang và đánh giá sản phẩm dở dang * Hệ thống kế toán Việt Nam

Sản phẩm dở dang là sản phẩm chưa hoàn thành, còn đang sản xuất dang dở trên dây chuyền sản xuất hay ở các phân xưởng sản xuất. Hay nói cách khác, sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa hoàn tất một trong những công đoạn của quá trình công nghệ chế biến. Sản phẩm dở dang có thể tồn tại trên dây chuyền sản xuất hoặc chỉ hoàn tất một vài công đoạn nào đó đã nhập kho sản phẩm đang chế tạo. Chi phí sản xuất dở dang là chi phí sản xuất gắn liền với khối lượng sản phẩm dở dang.

Đánh giá sản phẩm dở dang thực chất là xác định chi phí sản xuất ứng với khối lượng sản phẩm dở dang, việc đánh giá sản phẩm dở dang tùy thuộc vào:

- Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với kết quả sản xuất.

- Mức độ ảnh hưởng và đặc điểm vận động của từng loại chi phí. - Yêu cầu quản lý về chi phí.

Đánh giá giá trị sản phẩm dở dang là sử dụng các phương pháp kế toán để xác định giá trị sản phẩm dở dang.

Đánh giá giá trị sản phẩm dở dang được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau tùy theo điều kiện của từng doanh nghiệp, nhưng chủ yếu là hai phương pháp: phương pháp ước lượng tương đương hoặc phương pháp chi phí trực tiếp.

CPSXDDCK = CPSXDDĐK + CPPSTK (PPĐG) * SLSPDDCK

SLSPHTNK + SLSPDDCK - CPSXDDCK: Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ. - CPSXDDĐK: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ

- CPPSTK (PPĐG): Chi phí phát sinh trong kỳ theo phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang.

- SLSPHTNK: Số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho. - SLSPDDCK: Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ.

Ở Việt Nam, các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang rất nhiều, cụ thể đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính, đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (với vật liệu phụ bỏ ngay từ đầu quá trình sản xuất, hoặc vật liệu phụ bỏ dần vào quá trình sản xuất), đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp ước lượng hoàn thành tương đương (với vật liệu phụ bỏ ngay từ đầu quá trình sản xuất, hoặc vật liệu phụ bỏ dần vào quá trình sản xuất), đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí kế hoạch,…

* Hệ thống kế toán Mỹ

Đối với trường hợp sản phẩm dở dang, hệ thống kế toán Mỹ thực hiện theo trình tự 5 bước, chủ yếu trong việc tính giá thành theo tiến trình, như sau:

1. Xác định số lượng sản phẩm.

2. Xác định sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương.

3. Xác định chi phí sản xuất tương ứng số lượng sản phẩm dở dang, trong đó chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là 100%, còn chi phí chế biến là tỷ lệ phần trăm hoàn thành tương đương.

4. Tính toán chi phí cho mỗi đơn vị sản phẩm hoàn thành tương đương. 5. Tính giá thành sản phẩm hoàn thành và chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ. Theo quy trình thực hiện trong kế toán Mỹ, có thể thấy cách xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ giống như việc xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ theo phương pháp ước lượng hoàn thành tương, trong đó, vật liệu phụ bỏ ngay từ đầu của quá trình sản xuất, của hệ thống kế toán Việt

Nam. Tuy nhiên quy trình thực hiện khác ở chỗ: chi phí đơn vị cho sản phẩm hoàn thành tương đương.

b) Tính giá thành sản phẩm * Hệ thống kế toán Việt Nam

Giá thành sản phẩm tính được bằng cách tổng hợp chi phí sản xuất trong kỳ theo từng đối tượng tính giá thành, cộng thêm (+) trị giá sản phẩm dở dang đầu kỳ, trừ đi (-) trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.

Có thể mô tả việc tính giá thành qua sơ đồ sau:

Trị giá sản phẩm dở dang đầu kỳ

Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ được tổng hợp từ các TK621, TK622,

TK627

Giá thành sản phẩm sản xuất trong kỳ Trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Phương pháp tính giá thành sản phẩm là cách thức để kế toán tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị cho sản phẩm lao vụ hoàn thành.

Z đơn vị sản phẩm = Tổng Zsp hoàn thành Số lượng sản phẩm hoàn thành

Trong đó: Tổng giá thành sản phẩm bằng (=) giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ (+) chi phí sản xuất trong kỳ trừ (-) giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ.

* Hệ thống kế toán Mỹ

Cách tính giá thành đơn vị sản phẩm không có gì khác biệt so với hệ thống kế toán Việt Nam, tuy nhiên, tiến trình thực hiện có sự khác biệt ở chỗ hệ thống kế toán Việt Nam tính tổng chi phí sau đó chia cho số lượng sản phẩm hoàn thành, còn hệ thống kế toán Mỹ xác định chi phí cho một đơn vị sản phẩm hoàn thành tương đương đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí chế biến, sau đó cộng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đơn vị cộng với chi phí chế biến một đơn vị sản phẩm thành giá thành sản phẩm hoàn thành nhập kho [8].

* Hệ thống kế toán Việt Nam (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tài khoản "Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang" Tài khoản "Thành phẩm"

Tài khoản "Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp" Tài khoản "Chi phí công nhân trực tiếp" Tài khoản "Chi phí sản xuất chung"

* Hệ thống kế toán Mỹ

Các tài khoản sử dụng bao gồm:

Tài khoản "Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang" Tài khoản "Thành phẩm"

Tài khoản "Chi phí sản xuất chung"

Trên đây là một số vấn đề lý luận cơ bản về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất. Phần lý luận này là cơ sở cho tác giả đi sâu vào nghiên cứu thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại tổng công ty công nghiệp hoá chất mỏ - Vinacomin ở chuyên đề tiếp theo.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN XUẤT TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC TỔNG

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất thuốc nổ thuộc Tổng công ty công nghiệp hóa chất mỏ - Vinacomin (Trang 57)