Đối tượng tínhgiá thànhsản phẩm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất thuốc nổ thuộc Tổng công ty công nghiệp hóa chất mỏ - Vinacomin (Trang 32)

Việc xác định chính xác đối tượng tính giá thành sản phẩm, giúp cho kế toán lựa chọn phương pháp tính giá thành phù hợp. Đối tượng tính giá thành của doanh nghiệp là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ, dịch vụ cho doanh nghiệp sản xuất ra cần phải tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm. Để xác định đối tượng tính giá thành, kế toán phải dựa vào các căn cứ sau:

- Tính chất sản xuất: nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất theo kiểu đơn chiếc thì từng sản phẩm, từng công việc là một đối tượng tính giá thành; Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất theo kiểu hàng loạt thì từng loạt sản phẩm là một đối tượng tính giá thành, nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất theo kiểu khối lượng lớn, chủng loại ít thì mỗi loại sản phẩm khác nhau là một đối tượng tính giá thành…

- Quy trình công nghệ sản xuất: nếu quy trình công nghệ của doanh nghiệp tổ chức theo kiểu giản đơn, thì đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành ở cuối quy trình công nghệ sản xuất; Nếu quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục thì đối tượng tính giá thành là thành phẩm hoàn thành ở cuối quy trình công nghệ sản xuất và nửa thành phẩm hoàn thành ở từng giai đoạn công nghệ sản xuất tương ứng; Nếu quy trình công

nghệ sản xuất phức tạp kiểu chế biến song song thì đối tượng tính giá thành là thành phẩm đã lắp ráp hoàn chỉnh.

Như vậy, việc xác định đối tượng tính giá thành đúng và phù hợp với điều kiện, đặc điểm của doanh nghiệp, giúp cho kế toán tổ chức mở sổ kế toán chi tiết, bảng tính giá thành sản phẩm theo từng đối tượng cần quản lý, giúp cho việc kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế nội bộ của doanh nghiệp.

Qua phân tích trên có thể thấy đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm có quan hệ mật thiết với nhau, chúng đều giống nhau ở bản chất chung đó là chúng đều là phạm vi, giới hạn để tập hợp chi phí sản xuất phát sinh và cùng phục vụ cho công tác quản lý, phân tích, kiểm tra chi phí và giá thành, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, giữa chúng cũng có những điểm khác nhau cần được phân biệt, đó là:

* Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất: là xác định phạm vi (nơi) phát sinh chi phí để tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.

* Xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm: là xác định kết quả của quá trình sản xuất (sản phẩm hoặc dịch vụ) đã hoàn thành trong kỳ.

Như vậy, đối tượng tính giá thành có thể trùng với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất (một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, có một đối tượng tính giá thành sản phẩm) hoặc đối tượng tính giá thành khác với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất (một đối tượng tính giá thành có nhiều đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và ngược lại nhiều đối tượng tính giá thành có một đối tượng hạch toán chi phí sản xuất).

* Việc xác định chính xác đối tượng hạch toán chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành sản phẩm là bước khởi điểm cho việc tập hợp chi phí sản xuất và lựa chọn phương pháp tính giá thành cho phù hợp.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất thuốc nổ thuộc Tổng công ty công nghiệp hóa chất mỏ - Vinacomin (Trang 32)