Chi phí sản xuất chung là những chi phí gián tiếp phát sinh tại các phân xưởng hoặc bộ phận sản xuất, chi phí này tăng hay giảm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ tiêu giá thành sản xuất của đơn vị. Vì vậy, doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp để tiết kiệm chi phí sản xuất chung từ đó mà giảm giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Để kiểm soát được chi phí sản xuất chung, các nhà quản trị doanh nghiệp phải biết được các thông tin chi tiết về việc sử dụng chi phí sản xuất chung cho từng phân xưởng hoặc bộ phận sản xuất theo mẫu sau:
Bảng 3.10: Báo cáo tình hình sử dụng chi phí sản xuất chung
Đơn vị:………
BÁO CÁO TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG
Phân xưởng (Bộ phận):……… Tháng……….năm………. Chỉ tiêu Dự toán Thực tế Chênh lệch Mức %
1. Lương nhân viên quản lý 2. Vật tư
3. Công cụ. dụng cụ 4. Khấu hao TSCĐ 5. Điện nước - điện thoại 6. Chi phí tiếp khách, hội nghị 7. Chi phí khác bằng tiền
3.3.7. Xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm
Qua khảo sát tại các doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty công nghiệp hoá chất mỏ - Vinacomin và tại Tổng công ty thì các doanh nghiệp này mới chỉ tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính tổng sản phẩm theo góc độ của kế toán tài chính mà chưa quan tâm đến kế toán quản trị chi phí. Đây chính là nguyên nhân cơ bản làm hạn chế chức năng quản trị của doanh nghiệp, từ đó làm tăng giá thành 1 tấn vât liệu nổ công nghiệp. Để giúp doanh nghiệp kiểm soát được chi phí sản xuất, tăng cường chức năng quản lý chi phí thì Tổng công ty và các doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty phải khẩn trương xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm cần phải thực hiện trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài cho doanh nghiệp. Mô hình kế toán quản trị có thể thực hiện theo 1 trong 3 mô hình sau:
- Mô hình kế toán kết hợp: đây là mô hình sử dụng khá phổ biến và tiết kiệm triệt để chi phí gián tiếp cho doanh nghiệp. Theo mô hình này kế toán tài chính và kế toán quản trị được thực hiện kết hợp theo từng phân hành kế toán
và do một hoặc một số lao động kế toán thực hiện cả 2 chức năng, đó là chức năng phản ánh các thông tin phục vụ cho đối tượng ngoài doanh nghiệp và chức năng thu thập, phản ánh cung cấp thông tin cho quản trị nội bộ.
Mô hình kế toán này không làm xáo trộn bộ máy kế toán hiện có, tận dụng được các chứng từ, sổ sách, báo cáo kế toán tài chính, từ đó chi tiết các thông tin cần thiết theo yêu cầu của quản trị doanh nghiệp để thiết kế thêm các thông tin trên chứng từ, lập thêm sổ kế toán chi tiết, báo cáo kế toán chi tiết nhằm kiểm soát chặt chẽ các chi phí sản xuất phục vụ cho việc ra quyết định sản xuất kinh doanh của chủ thể quản lý.