Phân loại giáthành sảnphẩm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất thuốc nổ thuộc Tổng công ty công nghiệp hóa chất mỏ - Vinacomin (Trang 25)

Muốn sử dụng chỉ tiêu giá thành vào công tác quản lý, hạch toán, xây dựng kế hoạch giá thành cũng như yêu cầu của việc xây dựng giá cả sản phẩm, thì giá thành phải được xem xét dựa trên nhiều góc độ, nhiều phạm vi tính toán khác nhau.

* Góc độ kế toán tài chính

Để đáp ứng yêu cầu quản lý và hạch toán, giá thành sản phẩm được phân loại dựa vào các tiêu thức:

a) Phân loại giá thành sản phẩm theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành:

Theo cách phân loại này, giá thành sản phẩm được chia thành 3 loại: - Là giá thành sản phẩm kế hoạch: là giá thành sản phẩm được tính toán trên cơ sở chi phí kế hoạch và số lượng sản phẩm sản xuất kế hoạch. Giá thành kế hoạch bao giờ cũng được tính toán trước khi bắt đầu quản trị sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Giá thành định mức: Giá thành sản phẩm định mức là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho một đơn vị sản phẩm. Định mức chi phí được xác định trên cơ sở các định mức kinh tế - kỹ thuật của từng doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Giá thành sản phẩm định mức cũng được xác định trước khi bắt đầu quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Giá thành sản phẩm thực tế: Giá thành sản phẩm thực tế là giá thành sản phẩm được tính toán và xác định trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế phát sinh và tập hợp được trong kỳ cũng như số lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất và tiêu thụ trong kỳ. Giá thành thực tế chỉ có thể tính toán cho cả chỉ tiêu tổng giá thành và giá thành đơn vị. Giá thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong việc tổ chức và sử dụng các giải pháp kinh tế, kỹ thuật, tổ chức và công nghệ… để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm. Giá thành sản phẩm thực tế cũng là cơ sở để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ đó xác định nghĩa vụ của doanh nghiệp với Nhà nước cũng như với các bên liên quan.

b) Phân loại giá thành căn cứ vào phạm vi các chi phí cấu thành

Theo cách phân loại này, giá thành sản phẩm được phân biệt thành hai loại sau:

- Giá thành sản xuất sản phẩm: Giá thành sản xuất của sản phẩm bao gồm các chi phí liên quan đến quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm như: Chi

phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm đã sản xuất hoàn thành. Giá thành sản xuất sản phẩm được sử dụng để hạch toán thành phẩm, giá vốn hàng xuất bán và mức lãi gộp trong kỳ của doanh nghiệp.

- Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ: Bao gồm giá thành sản xuất tính cho số sản phẩm tiêu thụ cộng với chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ tính cho số sản phẩm này. Như vậy, giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ chỉ tính và xác định cho số sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất và đã tiêu thụ, nó là căn cứ để tính toán xác định mức lợi nhuận thuần trước thuế của doanh nghiệp [1] [8].

* Góc độ kế toán quản trị chi phí

Trong kế toán quản trị, chỉ tiêu giá thành sản phẩm có thể được xác định theo các phạm vi chi phí khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng thông tin về giá thành sản phẩm của các nhà quản trị doanh nghiệp.

a) Phân loại giá thành sản phẩm theo phạm vi chi phí trong giá thành

Theo tiêu thức này giá thành được chia thành các loại sau: - Giá thành sản xuất toàn bộ (giá thành sản xuất đầy đủ)

Giá thành sản xuất toàn bộ (Zsx toàn bộ) là loại giá thành mà trong đó bao gồm toàn bộ biến phí và định phí thuộc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm hoàn thành.

Do trong giá thành sản xuất toàn bộ của sản phẩm bao gồm toàn bộ định phí sản xuất tính cho sản phẩm hoàn thành, vì vậy, phương pháp xác định giá thành sản xuất toàn bộ còn được gọi là phương pháp định phí toàn bộ. Đây là cách gọi để phân biệt với phương pháp xác định giá thành sản xuất có phân bổ hợp lý định phí sản xuất.

Thông tin về giá thành sản xuất toàn bộ thường đóng vai trò chủ yếu trong các quyết định mang tính chất chiến lược dài hạn. Vì vậy, đây là chỉ tiêu

giá thành có ý nghĩa quan trọng trong quản trị doanh nghiệp. Tuy vậy, trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều mặt hàng, nếu các nhà quản trị doanh nghiệp không phải đứng trước quyết định mang tính chiến lược thì việc tính giá thành sản xuất toàn bộ cho từng loại sản phẩm là không cần thiết. Trong trường hợp này, doanh nghiệp thường sử dụng chỉ tiêu là giá thành sản xuất theo biến phí.

- Giá thành sản xuất theo biến phí (Zsxbp)

Giá thành sản xuất theo biến phí là loại giá thành mà trong đó chỉ bao gồm biến phí thuộc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung (biến phí sản xuất) tính cho sản phẩm hoàn thành.

Do giá thành sản xuất theo biến phí chỉ bao gồm biến phí sản xuất nên còn được gọi là giá thành sản xuất bộ phận.

Với phương pháp này thì toàn bộ định phí sản xuất được ứng xử như chi phí thời kỳ, tức là định phí sản xuất được tính toàn bộ vào báo cáo kết quả kinh doanh trong kỳ chúng phát sinh, để tham gia xác định kết quả kinh doanh, mà không nằm trong giá thành sản xuất sản phẩm.

Giá thành sản xuất theo biến phí là một bộ phận trong giá thành toàn bộ theo biến phí, đây là chỉ tiêu làm cơ sở cho kế toán quản trị xác định được chỉ tiêu lãi gộp trước định phí (thuật ngữ kế toán quản trị thường gọi là “Lãi trên biến phí” hay “Số dư đảm phí” hoặc “Phần đóng góp”).

Trong đó, “Lãi trên biến phí” là chênh lệch giữa doanh thu với biến phí toàn bộ (gồm giá thành sản xuất theo biến phí, biến phí bán hàng, biến phí quản lý doanh nghiệp).

Chỉ tiêu giá thành sản xuất theo biến phí được tính toán nhanh chóng, đơn giản nhưng có vai trò quan trọng trong việc phục vụ cho việc đưa ra các quyết định ngắn hạn. Nó được sử dụng chủ yếu trong môi trường kiểm soát

hoạt động, ở đó nhà quản trị phải đưa ra các quyết định ngắn hạn, tức thời hay đột xuất.

- Giá thành sản xuất có phân bổ hợp lý định phí sản xuất (Zsxhl)

Giá thành sản xuất có phân bổ hợp lý định phí sản xuất là loại giá thành trong đó bao gồm toàn bộ biến phí sản xuất tính cho sản phẩm sản xuất hoàn thành và một phần định phí sản xuất được phân bổ trên cơ ssở mức hoạt động thực tế so với mức hoạt động theo công suất thiết kế (mức hoạt động chuẩn).

Nội dung giá thành sản xuất có phân bổ hợp lý định phí sản xuất có thể biểu diễn theo công thức sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Zsxhl = Bpsx + Đpsx * n

N

Trong đó:

Zshxhl là giá thành sản xuất có phân bổ hợp lý định phí sản xuất. Bpsx là biến phí sản xuất trong giá thành sản xuất.

Đpsx là tổng định phí sản xuất.

N là mức hoạt động chuẩn, n là mức hoạt động thực tế. Phần định phí sản xuất còn lại:

Đpsx * N - n N

Gọi là chi phí hoạt động dưới công suất và được ứng xử như chi phí thời kỳ, tức là được tham gia xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.

Cần lưu ý: Nếu có sản phẩm dở dang cuối kỳ thì trong §psx* n

N có phần định phí sản xuất trong sản phẩm dở dang cuối kỳ.

Chỉ tiêu tính giá thành sản xuất có phân bổ hợp lý định phí sản xuất được sử dụng trong kiểm soát quản lý.

Giá thành toàn bộ theo biến phí là loại giá thành sản phẩm trong đó bao gồm toàn bộ biến phí (biến phí sản xuất, biến phí bán hàng, biến phí quản lý doanh nghiệp) tính cho sản phẩm tiêu thụ.

Có thể biểu diễn nội dung giá thành toàn bộ theo biến phí bởi công thức: Zbp = Zsxbp + BPbh + BPqldn (trong đó: Zbp là giá thành toàn bộ theo biến phí, Zsxbp là giá thành sản xuất theo biến phí, BPbh là biến phí bán hàng, BPlqldn là biến phí quản lý doanh nghiệp).

- Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ (Ztb)

Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ bao gồm giá thành sản xuất và chi phí ngoài giá thành sản xuất tính cho sản phẩm tiêu thụ.

Tùy thuộc vào phương pháp xác định và nội dung của giá thành sản xuất để xác định giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ theo các công thức sau:

Ztb = Zsx toàn bộ + CP bán hàng + Chi phí QLDN Hoặc

Ztb = Zsxhl + CPh/đ dưới công suất + CP bán hàng + CP QLDN Hoặc

Ztb = Zsxbp + ĐPsx + CP bán hàng + Chi phí QLDN Hoặc

Ztb = Zbp + ĐPsx + Định phí bán hàng + Định phí QLDN

b) Phân loại giá thành theo thời điểm và cơ sở số liệu tính giá thành

Theo cách phân loại này, giá thành sản xuất sản phẩm chia thành các loại: - Giá thành kế hoạch: là giá thành tính trước khi bắt đầu sản xuất, dựa trên các định mức và dự toán chi phí trong kỳ kế hoạch. Chỉ tiêu này xác định chi phí giới hạn để sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp trong kỳ kế hoạch.

- Giá thành định mức: cũng được tính trước khi bắt đầu kỳ sản xuất, trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại thời điểm nhất định trong kỳ kế

hoạch. Giá thành định mức là thước đo chính xác các chi phí cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm trong điều kiện sản xuất nhất định.

- Giá thành thực tế: là giá thành được xác định sau khi đã hoàn thành công việc sản xuất, dựa trên cơ sở chi phí đã tiêu hao thực tế phát sinh kể cả các chi phí vượt định mức, chi phí ngoài kế hoạch. Song không tính vào giá thành thực tế những khoản chi phí khác như: chi phí đầu tư, chi phí hoạt động tài chính; chi phí về các khoản đầu tư, chi phí hoạt động tài chính; các khoản chi phí đã có nguồn bù đắp riêng.

Như vậy, việc phân loại giá thành theo các góc độ xem xét trên đều nhắm vào các mục đích khác nhau của công tác quản lý và kế hoạch hoá giá thành, giúp cho việc kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm của doanh nghiệp và xác định chính xác kết quả tài chính, trong sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất thuốc nổ thuộc Tổng công ty công nghiệp hóa chất mỏ - Vinacomin (Trang 25)