- Chiphí dở dang cuối kỳ + Chi phí VLTT
5 Chiphí dịch vụ mua ngoài 247.82
2.5.2. Những vấn đề còn tồn tạ
Bên cạnh những cố gắng. những đóng góp lớn lao của Tổng công ty công nghiệp hóa chất mỏ vào sự nghiệp công nghiệp hoá của đất nước, cung ứng VLNCN quốc gia đến 90% cho xã hội. Vì vậy, đã tiết kiệm được lượng ngoại tệ lớn cho ngành và cho toàn bộ nền Kinh tế quốc dân nhưng Tổng công ty còn có những hạn chế cần được hoàn thiện. Những hạn chế này là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm VNLCN của Tổng công ty công nghiệp hóa chất mỏ - Vinacomin.
2.5.2.1. Về công tác quản lý:
- Cơ cấu tổ chức bộ máy của Tổng công ty và các đơn vị thành viên tuy đã được sắp xếp phù hợp với cơ chế quản lý mới. Song là một doanh nghiệp lớn, sản xuất khá phân tán, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đa dạng và phong phú, sản xuất mang tính đặc thù về thời gian hoạt động còn rất ngắn chưa có bề dày kinh nghiệm trong việc điều hành và quản lý sản xuất nên bộ máy gián tiếp còn khá cồng kềnh, việc phân giao vốn cho các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc còn chậm chưa dứt điểm, khâu chỉ đạo của cấp trên còn chồng chéo, thiếu đồng bộ. Chi phí quản lý trên 1 tấn vật liệu nổ còn cao. Từ đó mà ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty.
2.5.2.2. Về công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ:
Đội ngũ cán bộ công nhân viên của toàn Tổng công ty đã được trưởng thành không ngừng về số lượng và chất lượng. Song trình độ chuyên môn trình độ kỹ thuật của cán bộ công nhân viên còn thấp, cụ thể:
+ Đối với cán bộ quản lý: Phần đa số là trình độ trung cấp (chiếm ≈ 50%) tính đến năm 2010.
+ Đối với công nhân sản xuất: Trình độ tay nghề còn thấp vì Tổng công ty chủ yếu tiếp nhận con em trong ngành vào làm việc. Do vậy Tổng công ty phải bỏ ra một khoản chi phí rất lớn để đào tạo tay nghề cho số công nhân trẻ này.
Đây cũng là một nguyên nhân làm cho chi phí gián tiếp của Tổng công ty cao.
2.5.2.3. Về công tác quản lý tài chính:
Công tác tài chính của Tổng công ty còn nhiều khó khăn vốn chủ sở hữu ít, Tổng công ty hoạt động chủ yếu bằng vốn vay nhưng khách hàng của Tổng công ty phần lớn không trả tiền đúng hạn, chiếm dụng vốn nhiều, nếu không tích cực đòi nợ sẽ làm ảnh hưởng lớn đến tốc độ tăng trưởng của vốn và lợi nhuận của Tổng công ty do (trả lãi vay quá lớn).
2.5.2.4. Về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty và đơn vị hạch toán phụ thuộc.
Tổng công ty hoá chất mỏ và các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc áp dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ. Song đơn vị làm tắt và bỏ qua khá nhiều sổ kế toán như:
Các đơn vị thành viên không lập sổ chi tiết chi phí sản xuất cho từng loại vật liệu nổ mà chờ đến cuối tháng trên cơ sở tổng hợp số liệu từ các phiếu xuất kho, bảng phân bổ lương, bảng phân bổ khấu hao và các chứng từ liên quan khác để tính ra giá thành cho từng loại vật liệu nổ công nghiệp, làm như vậy, một mặt sẽ gây khó khăn cho công tác tập hợp chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm, mặt khác gây trở ngại cho việc kiểm tra, giám sát các hoạt động sản xuất cũng như cung cấp thông tin cần thiết cho việc ra quyết định của chủ doanh nghiệp.
2.5.2.5. Về hệ thống tài khoản kế toán và sổ kế toán theo chế độ kế toán.
- Về tài khoản sử dụng trong hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Về hình thức thì doanh nghiệp vẫn sử dụng TK621 – tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, TK 622- tập hợp chi phí nhân công trực tiếp, TK627 - tập hợp chi phí sản xuất chung và TK154 để tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp. Song về doanh nghiệp tính giá thành theo yếu tố nên các tài khoản sử dụng chỉ mang tính trung gian để kế toán dựa vào đó tổng
hợp chi phí sân xuất và tính giá thành theo yếu tố.
- Về hình thức sổ kế toán: Hiện nay Tổng công ty và các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc đang sử dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ. Đây là một hình thức kế toán phù hợp với những doanh nghiệp quy mô lớn, tập trung và quan trọng là thực hiện công tác kế toán bằng thủ công. Song trên thực tế Tổng công ty đã trang bị một số lượng máy tính khá lớn cho các phòng nghiệp vụ. Mặc khác do hoạt động sản xuất ảnh doanh công tác kế toán của Tổng công ty là khá phân tán (từ Nam ra Bắc). Thêm nữa, trong giai đoạn bùng nổ thông tin như hiện nay thì hình thức kế toán này thực sự không còn phù hợp nữa, nó không những làm giảm hiệu quả công tác kế toán mà việc thực hiện nối mạng công tác kế toán thông qua hệ thống máy tính trong toán Tổng công ty là việc làm hết sức khó khăn.
2.5.2.6. Về mô hình phân cấp hạch toán:
- Tổng công ty đã thực hiện phân cấp hạch toán theo 2 bước : + Hạch toán tại các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc + Hạch toán tại Tổng công ty hoá chất mỏ.
Việc phân cấp hạch toán như trên là phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Tổng ông ty. Song mô hình kế toán, tài khoản sử dụng ở Tổng công ty và đơn vị thành viên chưa thật đúng chế độ và rõ ràng, vì vậy cần phải thay đổi cho phù hợp.
2.5.2.7. Về công tác dự toán chi phí
Lập dự toán là cơ sở cho việc kiểm tra và đánh giá tình hình thực hiện các chi phí trong tháng, quý, năm để từ đó Tổng công ty có những chính sách và kế hoạch kinh doanh cho phù hợp với mục tiêu. Nhưng tại Tổng công ty công nghiệp hóa chất mỏ, việc lập dự toán chi phí sản xuất chưa thực sự được quan tâm.
Thông tin kế toán quản trị chi phí được sử dụng cho các nhà quản trị nội bộ trong doanh nghiệp, đảm bảo tính kịp thời và đầy đủ để các nhà quản trị lựa chọn phương án kinh doanh cho hiện tại và tương lai một cách tối ưu.
Tại Tổng công ty công nghiệp hóa chất mỏ và các đơn vị thành viên mới chỉ lập hệ thống báo cáo tài chính công khai và có hệ thống báo cáo kế toán quản trị chi phí chỉ mang tính chất hình thức làm hạn chế hiệu quả quản lý và kinh doanh của Tổng công ty cũng như các đơn vị thành viên.
Trên đây là một số tồn tại cơ bản về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Tổng công ty hoá chất mỏ. Để từng bước hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổng công ty tôi xin trình bày một số ý kiến đề xuất trong chuyên đề 3.
CHƯƠNG 3