Về công tác kếtoán chiphí sảnxuất và tínhgiá thànhsản phẩm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất thuốc nổ thuộc Tổng công ty công nghiệp hóa chất mỏ - Vinacomin (Trang 110)

- Chiphí dở dang cuối kỳ + Chi phí VLTT

NGHIỆP HOÁ CHẤT MỎ VINACOMIN

3.3.4. Về công tác kếtoán chiphí sảnxuất và tínhgiá thànhsản phẩm

3.3.4.1. Hoàn thiện phương pháp phân loại chi phí sản xuất.

Có thể nói thông tin về chi phí sản xuất là một trong những thông tin quan trọng nhất đối với chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp, vì khi chi phí sản xuất tăng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cũng như chỉ tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp. Do vậy, các nhà quản lý cần phải kiểm soát chặt chẽ chi phí của doanh nghiệp. Trong kế toán tài chính, chi phí được định nghĩa như là một khoản hao phí bỏ ra để thu được một số sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó. Song trong kế toán quản trị, chi phí sử

dụng trong nhiều trường hợp khác nhau. Để tiến hành sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải bỏ ra rất nhiều loại chi phí, những chi phí này được sắp xếp phân loại theo nhiều tiêu thức, tuỳ theo nhu cầu thông tin cho việc ra quyết định. Trên thực tế, khi tác giả khảo sát tại Tổng công ty công nghiệp hoá chất mỏ - Vinacomin, các doanh nghiệp thành viên cũng như Tổng công ty chỉ thực hiện phân loại chi phí sản xuất theo hai tiêu thức đó là:

- Phân loại theo nội dung kinh tế

Theo cách phân loại này, toàn bộ chi phí sản xuất của doanh nghiệp được chia thành 9 yếu tố như:

+ Yếu tố nguyên vật liệu chính + Yếu tố vật liệu phụ

+ Yếu tố công cụ, dụng cụ + Yếu tố nhiên liệu

+ Yếu tố động lực

+ Yếu tố khấu hao tài sản cố định

+ Yếu tố tiền lương và các khoản tính theo lương + Yếu tố tiền ăn ca

+ Yếu tố dịch vụ mua ngoài (bao gồm cả chi phí bằng tiền khác) - Phân loại chi phí sản xuất theo lĩnh vực hoạt động

Theo cách này, toàn bộ chi phí sản xuất của doanh nghiệp được chia thành 3 loại:

+ Chi phí cho hoạt động sản xuất + Chi phí cho hoạt động bán hàng

+ Chi phí cho hoạt động quản lý doanh nghiệp

Trong mỗi cách phân loại chi phí nêu trên, nội dung trong từng yếu tố chi phí, doanh nghiệp hạch toán chưa chuẩn xác theo chế độ quy định và

doanh nghiệp cũng chưa quan tâm đến các cách phân loại chi phí khác phục vụ cho quản trị nội bộ.

Để đáp ứng yêu cầu thông tin về chi phí cho quản trị nội bộ, Tổng công ty công nghiệp hoá chất mỏ và các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc cần sử dụng thêm các cách phân loại chi phí khác như:

- Phân loại theo công dụng của chi phí

Theo cách này toàn bộ chi phí sản xuất của doanh nghiệp được chia thành 3 khoản mục chi phí cấu thành nên chỉ tiêu giá thành. Từ đó, giúp cho doanh nghiệp có thể chuyển đổi phương pháp tính giá thành (từ việc tính giá thành theo yếu tố chi phí sang việc tính giá thành theo khoản mục chi phí) đó là: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp; Chi phí nhân công trực tiếp; Chi phí sản xuất chung. Từ đó doanh nghiệp có thể lập được kế hoạch giá thành theo khoản mục cho từng loại sản phẩm sản xuất, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành theo khoản mục, tìm mọi nguyên nhân và biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng tích luỹ cho doanh nghiệp và Nhà nước.

- Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí:

Mục đích của cách phân loại này giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp nắm được thông tin về chi phí phục vụ cho việc lập kế hoạch, kiểm tra và chủ động điều tiết chi phí cho phù hợp. Theo cách này, chi phí sản xuất được chia thành: biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp.

Có thể minh hoạ bảng phân loại chi phí sản xuất của doanh nghiệp theo cách ứng xử của chi phí như sau:

Bảng 3.1: Bảng phân loại chi phí

(Theo cách ứng xử)

STT Các khoản chi phí Tài khoản Chi phí biến đổi Chi phí cố định Chi phí hỗn hợp 1 Chi phí NVL trực tiếp 621 x

2 Chi phí nhân công trực tiếp 622 x

3 Chi phí sản xuất chung 627 x

Chi phí nhân viên phân xưởng 6271 x

Chi phí vật liệu phân xưởng 6272 x

Chi phí cung cụ, dụng cụ 6273 x

Chi phí khấu hao TSCĐ 6274 x

Chi phí dịch vụ mua ngoài 6277 x

Chi phí khác bằng tiền 6278 x

Cách phân loại này là căn cứ để thiết kế, xây dựng các mô hình chi phí trong mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận, giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp xác định được phương hướng và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng các chi phí như: đối với biến phí phải giám sát chặt chẽ định mức tiêu hao từ đó mà tiết kiệm tổng chi phí và giảm chi phí đơn vị sản phẩm để giảm giá thành. Mặt khác, bằng khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ để giảm định phí cho một đơn vị sản phẩm, từ đó làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

- Phân loại chi phí theo thẩm quyền ra quyết định: Cách phân loại này giúp cho nhà quản lý tăng cường trách nhiệm kiểm soát chi phí ở các bộ phận trong doanh nghiệp là cơ sở để đánh giá kết quả, hiệu quả hoạt động của từng bộ phận trong doanh nghiệp. Theo cách phân loại này thì toàn bộ chi phí sản xuất của các doanh nghiệp thành viên và Tổng công ty công nghiệp hoá chất mỏ được chia thành: chi phí kiểm soát và chi phí không kiểm soát được.

- Phân loại chi phí theo khả năng quy nạp chi phí vào các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất.

Theo cách này, toàn bộ chi phí sản xuất của doanh nghiệp được chia ra thành 02 loại: chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.

cách phân loại này giúp ích cho các nhà quản lý trong việc thu thập thông tin về chi phí trong việc ra quyết định kinh doanh ngắn hạn, dài hạn để lựa chọn các phương án sản xuất kinh doanh. Theo cách này toàn bộ chi phí của doanh nghiệp thành viên và Tổng công ty hoá chất mỏ được chia thành: chi phí cơ hội, chi phí khác biệt, chi phí chìm…

3.3.4.2. Hoàn thiện hệ thống chứng từ kế toán

Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành làm căn cứ ghi sổ kế toán. Hệ thống chứng từ kế toán bao gồm: chứng từ bắt buộc và chứng từ hướng dẫn. Đối với các doanh nghiệp cần phải thực hiện tốt các yêu cầu quy định về nội dung, phương pháp lập, giá trị pháp lý của các chứng từ thống nhất bắt buộc. Còn với các chứng từ hướng dẫn thì tùy điều kiện, yêu cầu cụ thể của doanh nghiệp mà vận dụng cho phù hợp.

Chứng từ kế toán của doanh nghiệp bao gồm chứng từ gốc và chứng từ trung gian. Trong đó, chứng từ gốc được lập ngay khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh và đồng thời hoàn thành, còn chứng từ trung gian là chứng từ được lập trên cơ sở chứng từ gốc.

Qua khảo sát tại doanh nghiệp thành viên và Tổng công ty công nghiệp hoá chất mỏ, thì hệ thống chứng từ của doanh nghiệp được sử dụng và lập theo mẫu biểu do Nhà nước quy định. Tuy nhiên, thông tin ghi trên chứng từ mới chỉ phục vụ cho việc ghi sổ các phần hành của kế toán tài chính mà chưa chi tiết hoá thông tin phục vụ cho yêu cầu quản trị chi phí. Để tổ chức hệ thống chứng từ kế toán quản trị chi phí trên cơ sở các chứng từ hiện có, kế toán cần phải bổ sung một số thông tin chi tiết vào từng loại chứng từ để xử lý các thông tin cụ thể hơn theo yêu cầu, mục tiêu quản trị chi phí. Ngoài các chứng từ các doanh nghiệp thành viên đang sử dụng như: phiếu nhập vật tư, phiếu xuất vật tư, phiếu chi, báo nợ… các doanh nghiệp nên sử dụng thêm một số chứng từ cần thiết khác như: phiếu xuất vật tư theo hạn mức để từ đó xác định được lượng vật tư sử dụng vượt hoặc hụt so với định

mức, đồng thời xác định được nguyên nhân. Có thể tổng hợp giá trị vật tư

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất thuốc nổ thuộc Tổng công ty công nghiệp hóa chất mỏ - Vinacomin (Trang 110)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(148 trang)
w